Ở giữa trung tâm của di tích đá Stonehenge là 1 tảng đá lớn hình chữ nhật, được gọi là tảng đá bàn thờ (Altar Stone). Đây là phiến đá duy nhất không thuộc kiểu thiết kế vòng tròn của Stonehenge, dù các nhà khoa học vẫn chưa biết ban đầu tảng đá Altar này nằm ở vị trí nào trong quần thể Stonehenge, nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy nó đã trải qua một chặng đường dài đáng kinh ngạc để có mặt ở nơi này.
Tảng đá Altar nặng khoảng 6 tấn. Qua phép thử đồng vị để xác định nguồn gốc của tảng đá, các nhà khoa học cho rằng tảng Altar được người xưa di chuyển 700 - 750km từ Scotland tới Salisbury Plain ở miền nam nước Anh, để xây dựng nên Stonehenge.
Phát hiện này đã làm sửng sốt các nhà nghiên cứu, bởi vì nếu tính bằng với niên đại của Stonehenge thì bên trong các công trình cổ đại khác ở Châu Âu, không có tảng đá nào được đem về từ quãng đường xa như vậy.
Công trình nghiên cứu kể trên được Anthony Clarke, 1 nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường ĐH Curtin của Úc, phối hợp với các khoa học gia của trường ĐH Aberystwyth ở xứ Wales, đăng tải trên tạp chí Nature. Altar là 1 tảng đá bằng sa thạch, kích thước (DxRxC) là 4.9 x 1 x 0.5 mét. Các nghiên cứu trước đây cho rằng Altar cũng được lấy từ xứ Wales, giống với phần lớn đá tạo nên Stonehenge.
Công trình Stonehenge được cho là xây dựng trong khoảng năm 4.600 - 2.500 trước, tức là tương đương với đại kim tự tháp Giza của Ai Cập. Vì vậy, để di chuyển tảng đá nặng 6 tấn cho quãng đường dài 700 - 750km qua các địa hình đường bộ và đường biển là một kì tích đối với nước Anh cổ đại thời kì Đồ Đá.
Tảng đá Altar nặng khoảng 6 tấn. Qua phép thử đồng vị để xác định nguồn gốc của tảng đá, các nhà khoa học cho rằng tảng Altar được người xưa di chuyển 700 - 750km từ Scotland tới Salisbury Plain ở miền nam nước Anh, để xây dựng nên Stonehenge.
Phát hiện này đã làm sửng sốt các nhà nghiên cứu, bởi vì nếu tính bằng với niên đại của Stonehenge thì bên trong các công trình cổ đại khác ở Châu Âu, không có tảng đá nào được đem về từ quãng đường xa như vậy.
Công trình nghiên cứu kể trên được Anthony Clarke, 1 nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường ĐH Curtin của Úc, phối hợp với các khoa học gia của trường ĐH Aberystwyth ở xứ Wales, đăng tải trên tạp chí Nature. Altar là 1 tảng đá bằng sa thạch, kích thước (DxRxC) là 4.9 x 1 x 0.5 mét. Các nghiên cứu trước đây cho rằng Altar cũng được lấy từ xứ Wales, giống với phần lớn đá tạo nên Stonehenge.
Công trình Stonehenge được cho là xây dựng trong khoảng năm 4.600 - 2.500 trước, tức là tương đương với đại kim tự tháp Giza của Ai Cập. Vì vậy, để di chuyển tảng đá nặng 6 tấn cho quãng đường dài 700 - 750km qua các địa hình đường bộ và đường biển là một kì tích đối với nước Anh cổ đại thời kì Đồ Đá.
Một số nghiên cứu trước đây cho rằng đá để xây dựng Stonehenge được lấy từ 2 nơi, một là từ Pembrokeshire của xứ Wales, cách đó 250km và hai là lấy từ vùng Marlborough, cách đó 25km.
Các nhà khoa học của trường ĐH Curtin đã tính tuổi của đá Altar bằng cách phân tích tuổi và thành phần hóa học có trong sa thạch tạo thành Altar Stone, gồm có hạt zircon, apatite và rutil. Hạt zircon có niên đại cách đây 1 - 2 tỷ năm, trong khi đó hạt apatite và hạt rutil có niên đại khoảng 450 triệu năm.
Sau khi so sánh, họ phát hiện thành phần của sa thạch Altar có cùng tính chất với đá tìm thấy ở lưu vực Orcadian của Scotland, kéo dài lên phía đông bắc của nước này. Điều đó cho thấy Altar Stone được lấy từ Scotland chứ không phải xứ Wales, với quãng đường di chuyển xa gấp 3 lần từ Wales tới Salisbury Plain.
Các nhà khoa học sử dụng tia lazer để bắn phá các khoáng chất có trong tảng đá, làm cho nó bay hơi, sau đó phân tích tỉ lệ đồng vị của chì, uranium để xác định tuổi của khoáng chất.
Vẫn chưa biết người xưa sử dụng cách nào để đưa đá Altar tới Salisbury Plain, vì vậy các nhà khoa học cho rằng người cổ đại đã sử dụng tàu bè để vận chuyển nó bằng đường biển, giả thiết sẽ hợp lý hơn so với vận chuyển bằng đường bộ, phải vượt qua các địa hình đồi núi và rừng rậm.
Tảng đá có hình chữ nhật, vì vậy kiến trúc sư Inigo Jones hồi thế kỉ 17 đã gọi nó là đá bàn thờ - Altar Stone. Hiện nay người ta vẫn chưa biết tác dụng của tảng đá này là gì trong công trình Stonehenge và nó có từng bị các tảng đá đổ xung quanh xô đẩy hay không.
Chỉ biết là ở vị trí hiện tại, ánh sáng Mặt trời lúc bình minh và hoàng hôn 2 ngày Đông Chí và Hạ Chí (giữa mùa Đông và giữa mùa Hè) sẽ chiếu sáng tảng đá Altar Stone, khiến nó rất độc đáo.
Theo Reuters, ảnh internet
Chưa có bình luận nào!