Radia, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng sạch, mới đây đã công bố dự án chế tạo siêu máy bay WindRunner vào tháng 3/2024, với mục tiêu vận chuyển cánh quạt tua-bin đến các trang trại điện gió.
WindRunner hiện vẫn đang trong giai đoạn lên ý tưởng. Cho đến nay, Radia đã huy động được con số ấn tượng là 104 triệu USD cho dự án và công ty đã phát triển phi cơ suốt 7 năm trước khi chính thức công bố dự án.
Khởi nguồn của dự án đến từ việc cánh quạt tua-bin gió là những vật thể rất to lớn, thường dài 70 mét trở lên. Đây là loại thiết bị rất quan trọng cho những trang trại điện gió. Tuy nhiên việc vận chuyển chúng trên đường nhựa hoặc đường sắt vô cùng khó khăn. Tình trạng này đã thúc đẩy Radia đề ra dự án WindRunner.
WindRunner hiện vẫn đang trong giai đoạn lên ý tưởng. Cho đến nay, Radia đã huy động được con số ấn tượng là 104 triệu USD cho dự án và công ty đã phát triển phi cơ suốt 7 năm trước khi chính thức công bố dự án.
Khởi nguồn của dự án đến từ việc cánh quạt tua-bin gió là những vật thể rất to lớn, thường dài 70 mét trở lên. Đây là loại thiết bị rất quan trọng cho những trang trại điện gió. Tuy nhiên việc vận chuyển chúng trên đường nhựa hoặc đường sắt vô cùng khó khăn. Tình trạng này đã thúc đẩy Radia đề ra dự án WindRunner.
Thiết kế
Phi cơ vận tải WindRunner được thiết kế để vận chuyển cánh quạt tuabin gió trên không vì bầu trời ít bị giới hạn về không gian. Với độ dài gần 108 mét, chiều cao 24 mét và sải cánh rộng 80 mét, WindRunner là một gã khổng lồ trong thế giới máy bay.
Quy mô tải trọng của phi cơ này cũng rất vượt trội. Được thiết kế để vận chuyển các cánh tuabin gió mỏng và dài, nó có thể chở tải trọng dài tối đa 105 mét, với chiều cao và chiều rộng tối đa của tải trọng đạt 7,3 mét. Chiều dài điển hình của cánh quạt tuabin gió ngày nay là khoảng 70 mét và thường được vận chuyển bằng đường sắt và đường bộ, cho nên độ dài này không làm khó được WindRunner.
Windrunner có thể chở một cánh quạt tuabin dài 105 mét.
Radia dự đoán chiều dài của các cánh quạt trong tương lai sẽ lên tới 100 mét và chắc chắn rất khó khăn để chuyên chở. Công ty nói: “Cánh quạt tua-bin gió lớn nhất hiện nay và những cánh quạt lớn hơn nữa trong tương lai không thể được vận chuyển đến các trang trại điện gió trên đất liền thông qua cơ sở hạ tầng mặt đất.”
Bên cạnh đó, sức chứa 8.200 m³ của WindRunner cũng lớn gấp nhiều lần những máy bay chở hàng lớn nhất hiện nay như Antonov An-124 (1.160 m³) và Boeing 747-400 (610 m³).
Việc mang một bộ phận lớn và nặng như vậy cũng đòi hỏi nó phải chở được trọng lượng lớn. WindRunner có tải trọng tối đa 72.575 kg, cho phép các cánh quạt trong tương lai có thể đặt vừa vặn bên trong.
Tốc độ hành trình của Windrunner đạt khoảng 740 km/giờ (Mach 0,6) và trần bay 12.525 mét.
Về công nghệ thiết kế WindRunner, Radia tập trung vào việc sử dụng công nghệ đã được thử nghiệm trong ngành hàng không; tận dụng lại các vật liệu, linh kiện đã được sản xuất hàng loạt trước giờ; áp dụng lại các quy trình và kỹ thuật chế tạo đã được Cục Hàng không Liên bang Mỹ phê duyệt. Việc sản xuất hàng loạt máy bay cũng sẽ dựa trên mô thức nhà máy tương tự như cơ sở hạ tầng hiện có dành cho máy bay cỡ lớn.
Nhìn chung để đẩy nhanh tiến độ phát triển, Radia không sử dụng bất kỳ thứ gì mới hoặc quá tiên tiến cho thiết kế của WindRunner. CEO Radia Mark Lundstrom khẳng định rằng ông đã chỉ đạo các kỹ sư “không làm gì mới cả”.
Radia đang nghiên cứu nhu cầu về tua-bin gió lớn hơn, mạnh hơn trong tương lai. Dự án của họ là GigaWind, tuabin gió siêu lớn, có cánh dài 105 mét và đem lại lợi nhuận gấp 2-3 lần so với những tuabin hiện nay. Đây là sẽ là loại cánh quạt mà WindRunner nhắm tới.
Cách hoạt động
Vì các cánh quạt tua-bin có xu hướng lớn dần, nên việc vận chuyển chúng bằng đường sắt và đường bộ ngày càng tỏ ra bất tiện, ngay cả khi đường sá được nâng cấp. Do đó, phi cơ WindRunner sẽ là một phương pháp an toàn và hiệu quả để vận chuyển chúng đến trang trại điện gió.
Để chở cánh quạt, người ta đưa nó vào WindRunner thông qua phần mũi - một cái nắp có thể mở lên giống như trên chiếc C-5M Super Galaxy. Cánh quạt sẽ nằm trong khoang chở hàng rộng lớn của máy bay cho tới khi đến nơi. Phạm vi bay tối đa của nó có thể đạt 2.000 km.
Đưa cánh quạt vào máy bay.
Dù chở cánh quạt nặng hàng tấn bên trong, WindRunner vẫn có thể hạ cánh trên một đường băng chỉ dài khoảng 1.800 mét. Đây là một kỳ tích vì một máy bay chở hàng cỡ lớn cần đường băng từ 2.133-2.743 mét để hạ cánh an toàn.
Windrunner có thể hạ cánh trên những con đường gồ ghề và không trải nhựa.
WindRunner có thể bay thẳng đến khu đất nơi đặt các tua-bin hoặc chí ít là gần một con đường thô sơ để xe tải có thể dễ dàng chở chúng vào trang trại. Ngay cả khi một trang trại điện gió không có sẵn đường thì cũng không khó để làm một đường băng tạm trước khi nó bay tới giao hàng theo lịch trình.
Trong khi đó nếu sử dụng các loại vận tải cơ hiện nay, thì cần có một đường băng dài được thảm nhựa để hạ cánh, rồi mới dùng xe tải chở cánh quạt tới điểm đến cuối cùng. Vì vậy Radia ước tính WindRunner sẽ giúp giảm 35% chi phí hậu cần cho ngành điện gió.
Cánh quạt có thể đưa khỏi phi cơ y như cách nó được chất lên.
Dự án tiên phong của Radia
CEO Radia Mark Lundstrom, một kỹ sư hàng không vũ trụ tốt nghiệp MIT, thành lập Radia năm 2016 nhằm giải quyết vấn đề khó khăn khi vận chuyển cánh quạt trên mặt đất. Trước khi công bố dự án hồi tháng 3, ông đã làm việc âm thầm trong nhiều năm nhằm thu hút sự ủng hộ và vốn từ các nhà đầu tư.
Công ty hy vọng sẽ có chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo, thử nghiệm và chứng nhận vào năm 2028, đồng thời WindRunner cần phải trải qua một loạt cuộc thử nghiệm và kiểm tra an toàn sau khi thiết kế hoàn tất. Radia đặt mục tiêu có hàng chục chiếc WindRunner sẵn sàng hoạt động vào năm 2030.
Chưa có bình luận nào!