Chuyển đến phần nội dung
Bài luận về mẹ đưa cô gái Hải Phòng đến Harvard // Bài luận về mẹ đưa cô gái Hải Phòng đến Harvard // Bài luận về mẹ đưa cô gái Hải Phòng đến Harvard

Bài luận về mẹ đưa cô gái Hải Phòng đến Harvard

Kể về người mẹ chưa tốt nghiệp cấp 3 nhưng đã gầy dựng được một doanh nghiệp xây dựng nhỏ, Hoài Thanh, 22 tuổi, trúng tuyển chương trình MBA của trường Kinh doanh Harvard.

Hoàng Thị Hoài Thanh là cựu sinh viên của Viện Kinh doanh - Quản trị, Đại học VinUni.

"Tôi cảm thấy biết ơn và tự hào. Để đỗ vào trường, ngoài thành tích học thuật, tôi còn được sếp chỉ dạy và bạn bè, đồng đội tốt hỗ trợ", Thanh nói.

[Hoàng Thị Hoài Thanh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hoàng Thị Hoài Thanh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thông thường, các khóa học MBA (thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) yêu cầu ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, Harvard mở chương trình Deferred MBA, cho phép sinh viên năm cuối nộp hồ sơ sớm. Theo xếp hạng QS, trường Kinh doanh Harvard hiện trong top 3 về đào tạo MBA trên thế giới.

Anh Kenneth Chong, thạc sĩ Luật Harvard, CEO công ty giáo dục Arrowster ở Mỹ, là một trong hai người viết thư giới thiệu Thanh với trường. Anh nhìn nhận việc trúng tuyển vào ngôi trường với tỷ lệ chấp nhận dưới 10% cho thấy khả năng xuất sắc của cô.

Anh đánh giá Thanh có khả năng đưa ra quyết định và hành động nhanh chóng. Em cũng biết cách biến những hiểu biết về thị trường và người dùng trở thành chiến lược kinh doanh cụ thể.

"Tôi lập tức ấn tượng khi trò chuyện với Thanh hồi năm ngoái, đến mức đã mời bạn ấy về làm việc ngay lập tức", Kenneth kể.

Thanh là cựu học sinh chuyên Anh của trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng. Cô từng giành giải nhất thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh năm lớp 12; hai lần đạt huy chương vàng kỳ thi học sinh giỏi Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ năm lớp 10, 11. Cùng chứng chỉ IELTS 8.5, SAT 1580/1600, cô giành học bổng toàn phần vào trường Đại học VinUni cách đây 4 năm.

Thanh cho biết ban đầu chưa có ý định học thạc sĩ vì muốn đi làm, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đầu năm ngoái, khi sang Đại học Cornell theo diện trao đổi, Thanh nhớ đến dự định du học nhưng phải gác lại vì dịch Covid-19. Thích môi trường học thuật và nghiên cứu ở đây, Thanh quyết tâm nối lại ước mơ đi học nước ngoài.

Trong lúc ở Mỹ, cô chuẩn bị hồ sơ, thi GMAT đạt 720/800 điểm (bài thi đánh giá năng lực dành cho ứng viên bậc thạc sĩ về kinh doanh) và tìm công ty thực tập. Hồ sơ ứng tuyển chương trình MBA gồm nhiều thành phần. Thanh thuận lợi vì luôn ý thức duy trì điểm số tốt, tham gia hoạt động ngoại khóa từ năm thứ nhất và là một trong những người sáng lập UpYouth, tổ chức sinh viên hỗ trợ người trẻ Việt Nam khởi nghiệp.

Cô cũng xin hai thư giới thiệu. Theo Thanh, người viết vừa phải thân thiết để kể những câu chuyện đặc biệt về ứng viên, vừa phải có uy tín nhất định. Ngoài Kenneth, Thanh còn được chủ tịch trường giới thiệu. Bà từng hướng dẫn em trong một dự án ngoại khóa.

Với bài luận, trường đưa ra ba câu hỏi, yêu cầu mỗi bài viết gồm 200-250 từ về ảnh hưởng của những trải nghiệm trong cuộc sống tới ứng viên, cũng như cách họ dẫn dắt người khác. Một trong số đó, Thanh viết về mẹ.

Mẹ cô sinh ra ở một vùng quê nghèo, chưa tốt nghiệp cấp ba. Ngày trước, bà thường đến các công trường xây dựng, lân la hỏi công nhân về gạch, cát và nguồn cung cấp vật liệu. Từ đó, bà lên mạng tìm hiểu kiến thức, dần dần trở thành một nhà thầu xây dựng có uy tín.

Chứng kiến nỗ lực của mẹ, Thanh hiểu muốn lãnh đạo người khác, bản thân phải cố gắng và nỗ lực để có kết quả. Nhìn vào đó, nhân viên mới có động lực, sự tôn trọng để làm việc tốt hơn. Tinh thần làm việc chăm chỉ của mẹ đã truyền cảm hứng và ảnh hưởng lớn đến Thanh khi dẫn dắt các thành viên UpYouth sau này.

Bài luận được Thanh hoàn thành sau hơn một tháng, với 28 bản thảo.

Trong hai bài luận còn lại, cô cũng tìm cách kể câu chuyện bản thân để hội đồng tuyển sinh hiểu được bối cảnh, môi trường học tập, làm việc và bài học mà mình nhận được.

Cô cho rằng điều cần chứng minh với trường không phải là mình giỏi hơn các ứng viên khác như thế nào mà là sự am hiểu về Việt Nam. Chẳng hạn, với câu hỏi mà Thanh nhận được ở vòng phỏng vấn: "Nếu người trẻ Việt khởi nghiệp thì nên bắt đầu với ngành nào".

"Câu trả lời của tôi là giáo dục", Thanh kể. Cô cho hay người dân Việt Nam chi mạnh tay cho giáo dục nhất ở Đông Nam Á, bởi phụ huynh rất coi trọng việc học của con cái. Do đó, người trẻ có lợi thế cạnh tranh khi làm ở lĩnh vực này do có trải nghiệm thực tế.

Tuy nhiên, khởi nghiệp với giáo dục cũng không dễ dàng. Khi hỗ trợ tư vấn các startup trẻ, em gợi ý các bạn nên làm theo mô hình B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) thay vì B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng) để có doanh thu ổn định.

XEM THÊM>>Nữ sinh chuyên Văn giành học bổng tiến sĩ Đại học Harvard

Thanh (bên phải phải) và các bạn trong chuyến trao đổi tại Đại học Cornell, Mỹ, năm 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp Thanh (bên phải phải) và các bạn trong chuyến trao đổi tại Đại học Cornell, Mỹ, năm 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp[/caption]

Thanh được phép hoãn nhập học tối đa 4 năm, để có thời gian đi làm. Cô hiện là đại diện Công ty Arrowster tại Việt Nam. Thanh nói hài lòng với công việc và dự định đi học sau khi đã có đủ trải nghiệm mong muốn.

Học phí khóa MBA tại Harvard hiện khoảng 76.000 USD. Thanh cho hay chương trình có hỗ trợ tài chính, nhưng sẽ xét vào thời điểm ứng viên nhập học.

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...