Chuyển đến phần nội dung
×

Liên hệ với chúng tôi

Cách xin visa du học New Zealand dễ dàng

Cách xin visa du học New Zealand dễ dàng

Du học New Zealand hiện là sự lựa chọn của đông đảo du học sinh Việt Nam.  Theo thống kê của Cơ quan Di trú New Zealand, khoảng 84% số người Việt xin visa du học được chấp nhận, cao hơn mức trung bình chung của thế giới.

Thủ tục dễ dàng 

Tại ngày hội du học New Zealand diễn ra mới đây, ông Mark Andrew, đại diện Cơ quan Di trú New Zealand cho biết, theo thống kê trong 1 năm, từ 1/10/2023 đến 1/10/2024, tỷ lệ chấp nhận visa du học của học sinh, sinh viên Việt Nam là 84%, cao hơn mức trung bình chung của thế giới với 75%.

Thời gian xử lý hồ sơ visa du học thường kéo dài 4,8 tuần đối với bậc trung học; 5,6 tuần với bậc đại học. Tuy nhiên theo ông Mark Andrew, đây là thời gian trung bình để xử lý. Vào những dịp cao điểm, thời gian có thể kéo dài hơn, do đó ứng viên vẫn nên nộp hồ sơ xin visa du học ít nhất 3 tháng trước khi nhập học.

Ứng viên xin visa du học cần chứng minh có đủ tài chính để thanh toán học phí cho năm đầu tiên, trong đó với học sinh cần ít nhất 17.000 NZD (khoảng 260 triệu đồng) mỗi năm cho chương trình học kéo dài 36 tuần trở lên; sinh viên cần ít nhất 20.000 NZD (306 triệu đồng) mỗi năm để học trong 36 tuần trở lên.

Để tăng độ tin cậy, ông Andrew cho hay ứng viên cần cung cấp lịch sử giao dịch trong 3 tháng gần nhất, thậm chí kế hoạch tài chính của gia đình dành cho việc du học của con cái.

Ngoài ra, một trong những yếu tố giúp hồ sơ của ứng viên nhanh được xử lý là thư ứng tuyển, trong đó trình bày lý do mong muốn học tập tại New Zealand và dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp.

Về mức phí, từ ngày 1/10/2024, phí xin visa du học New Zealand sẽ tăng. Trong đó, phí cấp visa du học tăng gấp đôi là 750 NZD (11,3 triệu đồng); phí bảo tồn và du lịch quốc tế tăng gấp 3 là 100 NZD (1,5 triệu đồng); phí visa làm việc sau tốt nghiệp tăng hơn 2 lần, lên 1.670 NZD (25,2 triệu đồng).

Khi có visa, học sinh trung học và sinh viên đại học có thể làm thêm tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học, làm toàn thời gian trong kỳ nghỉ nếu có sự đồng ý của phụ huynh và nhà trường. Trong khi đó, học viên cao học sẽ không bị giới hạn thời gian làm thêm trong quá trình học tập. Hiện du học sinh có thể ở lại đất nước này làm việc tối đa 3 năm sau khi tốt nghiệp.

Ông Ben Burrowes, Quyền Giám đốc Điều hành khối Quốc tế của Cơ quan Giáo dục New Zealand cho hay, ngày càng nhiều học sinh, sinh viên, phụ huynh Việt Nam quan tâm tới du học New Zealand, trong đó có các ngành liên quan đến phát triển bền vững, kinh doanh, quản lý, hay gần đây là những ngành mới như nghệ thuật, hoạt hình…

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang có những thay đổi với chính sách visa cho sinh viên du học, New Zealand dự kiến vẫn sẽ giữ nguyên các chính sách hiện tại. Học sinh, sinh viên Việt Nam luôn được quan tâm và tạo điều kiện để đến theo học tại New Zealand”, ông Ben Burrowes nói.

[cXin visa du học New Zealand có dễ không?
Ông Ben Burrowes, Quyền Giám đốc Điều hành khối Quốc tế của Cơ quan Giáo dục New Zealand

XEM THÊM>>Du học sinh Việt Nam đến New Zealand tăng “khủng”

New Zealand có 8 đại học công lập top 500 thế giới

New Zealand hiện có 8 đại học công lập, tất cả đều trong top 500 theo bảng xếp hạng thế giới QS 2025. Đa số chương trình cử nhân tại New Zealand kéo dài 3 năm, trừ một số ngành như kỹ sư, y dược...

Bà Caroline Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, cho biết năm 2023, New Zealand đón hơn 69.000 du học sinh, tăng 67% so với năm 2022. Trong đó, khối trung học tăng 31%, khối đại học tăng 7%, lên mức cao nhất trong 10 năm qua.

Hiện nhiều đại học ở New Zealand cũng nới điều kiện xét nhập học cho du học sinh, như ứng viên được dùng điểm dự đoán IB, A-Level hoặc điểm học bạ lớp 12 để nộp hồ sơ thay vì đợi có kết quả mới nộp. Căn cứ vào điểm dự đoán, các trường sẽ xét nhập học và cấp thư mời cho ứng viên. Sự linh hoạt này giúp học sinh có thể nộp đơn sớm, kịp cho hai kỳ nhập học vào tháng 2 và tháng 7.

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...