Chuyển đến phần nội dung
×

Liên hệ với chúng tôi

Nữ sinh chuyên Văn giành học bổng tiến sĩ Đại học Harvard

Nữ sinh chuyên Văn giành học bổng tiến sĩ Đại học Harvard

Trịnh Ngọc Mỹ là cựu học sinh chuyên Văn của trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM. Mỹ kể thích viết lách từ bé, từng tham gia một số kỳ thi học sinh giỏi Văn thời cấp hai. Năm lớp 10, Mỹ nhen nhóm ý tưởng du học nên bắt đầu tìm kiếm học bổng bậc đại học. Từ sở thích đọc sách về cây cỏ và làm vườn và sau nhiều nỗ lực, cuối cùng nữ sinh chuyên Văn giành học bổng tiến sĩ toàn phần Đại học Harvard…

Nữ sinh  thích đọc sách về cây trồng

Trịnh Ngọc Mỹ, 21 tuổi, sẽ nghiên cứu về Thực vật và tiến hóa trong 5 năm tới tại ngôi trường top 4 thế giới, theo bảng xếp hạng đại học QS 2025. Ngoài Harvard, nữ sinh còn trúng tuyển 6 trường khác, gồm Đại học Stanford (top 6), Chicago (top 21), South Carolina, Tennessee, Georgia và Texas.

“Mình quá vui vì những nỗ lực đã có kết quả xứng đáng”, Mỹ nói.

Trịnh Ngọc Mỹ

Trịnh Ngọc Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngọc Mỹ là cựu học sinh chuyên Văn của trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM. Mỹ kể thích viết lách từ bé, từng tham gia một số kỳ thi học sinh giỏi Văn thời cấp hai. Năm lớp 10, Mỹ nhen nhóm ý tưởng du học nên bắt đầu tìm kiếm học bổng bậc đại học.

Tình cờ, nữ sinh thấy học bổng cho học sinh quốc tế tại trường cấp 3 Villa Maria Academy nên ứng tuyển và sang Mỹ học tiếp lớp 11. Số tiền còn lại mà gia đình nữ sinh phải đóng khoảng 20.000 USD mỗi năm.

Cơ hội trải nghiệm giáo dục mới quá lớn, mà mình cũng có thú xê dịch“, Mỹ lý giải lựa chọn. Nữ sinh là người đầu tiên trong nhà du học.

Ngoài chương trình phổ thông, Mỹ đăng ký nhiều môn AP (Advanced Placement – lớp nâng cao, học trước kiến thức nền đại học), với mục tiêu tốt nghiệp xuất sắc và được quy đổi tín chỉ đại học. Một trong các lớp đó là Sinh học, nội dung về sinh học cây trồng, tiến hóa, tế bào và phân tử.

Nữ sinh cũng thích đọc sách về cây trồng, thiết kế và chăm sóc mảnh vườn nhỏ tại nơi ở để giải tỏa căng thẳng sau giờ học. Dần dần, Mỹ hứng thú với sinh học tiến hóa và cây cối. Nữ sinh thường xuyên giơ tay phát biểu, ở lại lớp hỏi thêm giáo viên về bài học.

Mỹ nhớ nhất từng ở lại với giáo viên một tiếng sau giờ học để hỏi về sự tiến hóa của dương xỉ qua các thiên niên kỷ. “Cô bảo em về gửi mail vì cô không thể trả lời nữa“, Mỹ kể.

Sau đó, Mỹ đạt điểm A ở môn Sinh học. Muốn tìm hiểu sâu hơn về sự tiến hóa của cây trồng, nữ sinh liên hệ với một giáo sư Đại học Oberlin, xin tới phòng thí nghiệm của ông để nghiên cứu về cây và được nhận. Cùng lúc, Mỹ nộp đơn và trúng tuyển Đại học Oberlin ngành Sinh học với hỗ trợ tài chính 60.000 USD mỗi năm, chỉ còn phải đóng 20.000 USD.

Trịnh Ngọc Mỹ

Ngọc Mỹ (hàng trước, thứ hai từ bên phải) tham dự một hội nghị về thực vật học đầu năm nay. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vào năm thứ nhất, Mỹ được giáo sư gợi ý nghiên cứu về Schiedea, một chi thực vật thân thảo đặc hữu tại quần đảo Hawaii. Theo Mỹ, đây là đối tượng thí nghiệm hoàn hảo vì chúng thích nghi và tiến hóa trong môi trường có ít loài thụ phấn tự nhiên và cô lập như Hawaii. Thậm chí, một số có thể sinh sản thông qua cả thụ phấn và tự thụ phấn.

Việc nghiên cứu loài này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự tiến hóa, di truyền và khả năng sinh sản của các loài trong điều kiện cô lập, thụ phấn hạn chế“, Mỹ nhận định.

Theo Mỹ, kết quả của nghiên cứu về sự di truyền và sinh sản của một loài cây có thể kéo dài 3-5 năm. Trong lúc đó, cô tranh thủ tham gia ba phòng thí nghiệm khác, cùng chủ đề di truyền và tiến hóa. Ngoài ra, Mỹ làm trợ giảng cho giáo sư, giúp họ chuẩn bị kế hoạch học tập theo tuần và giải đáp thắc mắc của sinh viên trong lớp.

Cuối năm ngoái, Mỹ hoàn thành sơ đồ tiến hóa của loài Schiedea. Nhờ nghiên cứu này, nữ sinh được nhận vào chương trình thực tập của Viện nghiên cứu khoa học và cây trồng Arnold, thuộc Đại học Harvard. Công trình cũng giúp Ngọc Mỹ nhận giải thưởng nhà thực vật học trẻ của Hiệp hội thực vật học Mỹ (BSA) hồi đầu năm. Đây là giải thưởng dành cho sinh viên năm cuối có nghiên cứu nổi bật về khoa học cây trồng.

XEM THÊM>>“Trùm học bổng” giúp hàng trăm sinh viên săn học bổng “khủng”

Mơ ước trở thành giáo sư sinh học mảng thụ phấn cây trồng

Được thầy động viên, Mỹ quyết định ứng tuyển chương trình tiến sĩ. Nữ sinh tập hợp các kinh nghiệm nghiên cứu và kết quả học tập, xin thư giới thiệu từ ba giáo sư và viết luận. Sau hai tháng chuẩn bị, Mỹ nộp đơn vào 10 đại học.

Trong thư gửi Đại học Harvard, Mỹ kể lại quá trình đến với nghiên cứu tiến hóa và sinh sản của thực vật, xuất phát từ sở thích đọc sách về cây cỏ, làm vườn và học môn Sinh hồi cấp ba. “Đây là việc tôi quá thích và xác định nghiên cứu trong thời gian 5 năm học tiến sĩ, và cả trong tương lai“, Mỹ viết trong thư.

Mỹ nhận định điểm mạnh của bộ hồ sơ là thư giới thiệu và những kinh nghiệm nghiên cứu có trọng tâm, bắt đầu sớm và cho ra kết quả. Ngoài ra, nữ sinh liên hệ trước với giáo sư ở từng trường để trình bày hướng nghiên cứu, từ đó xác định mức độ phù hợp của bản thân.

Việc nghiên cứu tiến sĩ không nên quá tập trung vào thứ hạng của trường mà nên tìm phòng thí nghiệm và giáo sư phù hợp“, Mỹ nhìn nhận.

Giáo sư Mike Moore, người hướng dẫn Mỹ nghiên cứu loài cây Schiedea tại Đại học Oberlin, đánh giá nữ sinh học nhanh, chăm chỉ và có khả năng nghiên cứu nổi bật.

Dự án của Mỹ là tốt nhất về mối quan hệ tiến hóa ở thực vật Hawaii cho đến nay“, ông đánh giá. “Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu cách giới tính thực vật tiến hóa, giúp bảo tồn tốt hơn những loài cực kỳ quý hiếm như Schiedea vì hầu hết chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống“.

Ngọc Mỹ cho biết muốn theo đuổi mảng sinh học thụ phấn ở cây trồng, trở thành giáo sư để theo đuổi nghiên cứu và giảng dạy lâu dài.

Mình sẽ dành phần lớn thời gian ở phòng thí nghiệm, trợ giảng nhiều lớp và đi nhiều quốc gia để thực địa sinh thái”, Mỹ nói.

 

 
Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

  • Nguyễn Hải Đăng
    Nguyễn Hải Đăng ...
    Tuyệt vời quá
    Trả lời
// ... existing code ...