Chuyển đến phần nội dung
Vì sao khoảng 80% du học sinh tự túc không về nước làm việc? // Vì sao khoảng 80% du học sinh tự túc không về nước làm việc? // Vì sao khoảng 80% du học sinh tự túc không về nước làm việc?

Vì sao khoảng 80% du học sinh tự túc không về nước làm việc?

Khoảng 70-80% du học sinh tự túc ở lại nước ngoài làm việc sau khi học xong vì thu nhập cao, đãi ngộ tốt, theo Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. Thông tin này được nêu tại lễ công bố Hồ sơ di cư Việt Nam 2023 do Cục Lãnh sự tổ chức, ngày 29/10.

Được biết: Việt Nam là một trong 10 quốc gia du học nhiều nhất thế giới, theo trang thông tin về giáo dục quốc tế ICEF Monitor.

Phụ huynh và học sinh tìm hiểu thông tin tại Triển lãm du học New Zealand, tháng 10/2023 ở Hà Nội. Ảnh: Bình Minh

Phụ huynh và học sinh tìm hiểu thông tin tại Triển lãm du học New Zealand, tháng 10/2023 ở Hà Nội. Ảnh: Bình Minh

Khoảng 250.000 du học sinh

Theo báo cáo, số người Việt du học tăng đều các năm, bằng nhiều con đường, ước tính hiện trên 250.000 người. Tính riêng diện tự túc, mỗi năm tăng khoảng 10.000 người. Còn nhóm theo học bổng ngân sách nhà nước hoặc do nước ngoài tài trợ có khoảng 6.800 người, trong giai đoạn 2017- 2022, trong đó trên 80% ở Nga và Hungari.

Bà Phan Thị Minh Giang, Phó cục trưởng, cho biết hiện chưa có số liệu tổng thể về số du học sinh về nước sau tốt nghiệp, nhưng thống kê từ nhiều nguồn thì tỷ lệ này không cao, khoảng 70-80% ở lại nước ngoài. Đây là số du học tự túc, một phần theo các học bổng hợp tác nhưng không về như cam kết.

Ghi nhận từ 12 địa phương vào năm 2022 cho thấy hơn 8.850 người du học, nhưng chỉ khoảng 1.160 người trở về. Năm 2023, số trở về là 543 người.

“Tình trạng chảy máu chất xám đã được đề cập từ Hồ sơ di cư đầu tiên năm 2016 và hiện vẫn rất đáng quan tâm”, bà Giang nói.

XEM THÊM>>Du học sinh Việt ứng tuyển đại học Mỹ tăng cao

Du học sinh tự túc ở lại nước ngoài làm việc do mức thu nhập cao

Theo nhà chức trách, lý do nhiều du học sinh tự túc ở lại nước ngoài làm việc là mức thu nhập cùng chính sách đãi ngộ tốt. Chẳng hạn, ở Đài Loan (Trung Quốc), một cử nhân ngành bán dẫn người Việt nhận thu nhập khởi điểm 25- 33 triệu đồng một tháng, tăng lên mức 37-55 triệu đồng với thạc sĩ và tiến sĩ. Mức này chưa bao gồm lương chức vụ và thưởng hiệu suất.

Ngoài ra, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nới quy định thị thực, nhập cư nhằm giữ chân người học. Như ở Đức, thị thực cư trú kéo dài tới 18 tháng sau khi tốt nghiệp để sinh viên nước ngoài tìm việc làm.

Bà Giang cho rằng cần giải pháp toàn diện, ngoài đãi ngộ còn có thêm cải cách đột phá để thu hút du học sinh về nước. Việt Nam cũng cần biến thách thức thành thời cơ khi hiện nay đã hình thành quan niệm mới về “tính di động chất xám”, người di cư vẫn có thể đóng góp cho đất nước bằng nhiều cách.

Thống kê của Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho thấy du học sinh Việt đứng đầu về số sinh viên quốc tế tại đây với gần 86.000 người, phần lớn tham gia các khóa học tiếng Hàn ngắn hạn. Tại Nhật Bản, sinh viên Việt Nam khoảng 43.000, đông thứ hai. Ở Mỹ, Australia, con số này lần lượt hơn 30.000 và 44.000, trong top 5; còn ở Trung Quốc là 27.000, Canada 17.000.

Các ngành học được người Việt ưa chuộng là Kinh doanh và Quản lý, STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học).

 

 
Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

  • NGUYEN NGOC ANH
    NGUYEN NGOC ANH ...
    Việt Nam là một trong 10 quốc gia du học nhiều nhất thế giới, theo trang thông tin về giáo dục quốc tế ICEF Monitor.
    Trả lời
// ... existing code ...