7 kỹ năng thuyết tr...
 
Chia sẻ:
Notifications
Clear all

7 kỹ năng thuyết trình chinh phục đám đông không thể bỏ qua

1 Bài viết
2 Thành viên
0 Reactions
106 Lượt xem
Ngọc Anh
(@ngocanh)
Bài viết: 196
Thành Viên Admin
Topic starter
 

Nếu bạn đang tìm cách để rèn luyện, nâng cao kỹ năng thuyết trình của bản thân, thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp định nghĩa về thuyết trình, các lợi ích khi có kỹ năng thuyết trình. Thông qua bài viết này, bạn sẽ biết được các kỹ năng cụ thể và những lưu ý để buổi thuyết trình thu hút và thành công. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết đối với mọi người. Kỹ năng thuyết trình là việc sử dụng lời nói mục đích nhằm truyền đạt ý tưởng, thông tin thuyết phục hoặc cung cấp thông tin đến họ. Để thành công, thăng tiến trong công việc, bạn chắc chắn sẽ phải học cách thuyết trình trước đám đông. Nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Vậy làm cách nào để rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt nhất.

Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh cấp 3 - Trường THPT  Lê Hồng Phong - Hà Đông - Hà Nội - Tuyển Sinh Năm 2024

Lợi ích khi có kỹ năng thuyết trình tốt

- Cơ hội việc làm tốt: Khi có kỹ năng thuyết trình tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền tải các ý tưởng, kế hoạch, mục tiêu cũng như khả năng của bản thân tốt hơn. Điều này giúp bạn để lại ấn tượng tốt với những người bạn gặp trong công việc. Ví dụ như trong quá trình phỏng vấn, nếu bạn có khả năng thuyết trình rành mạch, logic, bạn sẽ trở thành một ứng viên nổi bật và tiềm năng. Ngoài ra, khả năng thuyết trình sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi với đồng nghiệp, khách hàng hơn, mang tới hiệu quả công việc cao hơn. 

- Xây dựng được hình ảnh thương hiệu cá nhân: Một có kỹ năng thuyết trình tốt thường sẽ gây ấn tượng với những người xung quanh. Họ thường được đánh giá là chuyên nghiệp, tự tin, hiểu biết và bản lĩnh. Đặc biệt, nếu bạn tạo dựng được phong cách thuyết trình của riêng mình, đó sẽ trở thành một yếu tố nhận diện, một thương hiệu cá nhân, giúp bạn trở nên nổi bật và đặc biệt hơn trong đám đông.

- Phát triển thêm nhiều mối quan hệ: Sự tự tin và kỹ năng thuyết trình của bạn sẽ là điểm hấp dẫn các mối quan hệ quan trọng, thú vị. Sự độc đáo và rành mạch trong việc trình bày quan điểm bản thân sẽ giúp bạn được tin tưởng, có sức hút và làm nảy sinh hứng thú muốn kết nối từ những người xung quanh. 

- Có thêm sự tự tin: Những người có kỹ năng thuyết trình tốt chắc chắn sẽ trang bị đầy đủ sự tự tin, dám nghĩ và dám thể hiện quan điểm trước đám đông. Đây là lợi thế rất lớn mà bạn có được so với những người không có kỹ năng thuyết trình tốt. Nếu đã quen với việc thuyết trình, bạn sẽ tự tin đối diện với vấn đề tốt hơn, khả năng phản ứng với thử thách nhanh nhẹn, nhạy bén hơn. Một khi bạn đã làm tốt việc thuyết trình, sự tự hào về bản thân sẽ nâng cao, càng ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.

7 kỹ năng thuyết trình chinh phục đám đông hiệu quả nhất

1. Kỹ năng kết nối với khán giả

Sẽ thật nhàm chán khi cuộc đối thoại chỉ bắt nguồn từ một phía. Việc một ai đó chỉ chăm chú vào bài nói của bản thân và bỏ lỡ người nghe sẽ khiến bài phát biểu đó trở thành vô giá trị. Khi bắt đầu thuyết trình, bạn nên thể hiện rằng bạn quan tâm tới khán giả bằng một số câu hỏi tương tác thú vị trước khi thuyết trình. Đừng vội vã thể hiện thuyết trình ngay, đừng nói liền một mạch như thể sợ sẽ quên bài. Bạn nên bắt đầu bài thuyết trình bằng các câu hỏi đơn giản, “có hoặc không” và khán giả chỉ cần giơ tay nếu trả lời là “có”. Và trong quá trình thuyết trình, đừng quên giao lưu mắt hay đặt câu hỏi để thu hút sự chú ý từ người nghe. 

2. Kỹ năng kiểm soát giọng nói

Một lỗi phổ biến khi thuyết trình mà đôi khi chính người thuyết trình không nhận ra đó là: nói quá nhanh khi hồi hộp, nói quá lớn, lên giọng không đúng trọng tâm ở những câu không phải câu hỏi hay chèn quá nhiều từ “ừm”, “ờ”… Điều này sẽ gây khó chịu và cảm giác nhàm chán cho người nghe. Một bài thuyết trình với nội dung hay là chưa đủ, nó còn cần sự truyền tải sao cho thú vị, và ở đây là giọng nói. Bạn nên tập trước, thu âm, nghe lại và chỉnh sửa bản dẫn sao cho tự nhiên, mạch lạc và phù hợp với đối tượng thính giả nhất có thể. 

3. Kỹ năng chuẩn bị bài thuyết trình

Việc bạn chuẩn bị bài thuyết trình thật kỹ lưỡng sẽ giúp bạn giảm thiểu 75% cảm giác run sợ khi đứng trước đám đông. Do đó, bạn nên đầu tư thời gian vào bài diễn thuyết của mình. Bạn hãy ghi âm những gì mình nói, sau đó nghe lại để xem bài thuyết trình của bạn còn phần nào chưa ổn, phần nào quan trọng cần thêm thông tin và phần nào cần lược bỏ bớt đi. 

4. Kỹ năng kiểm soát căng thẳng và nỗi sợ

Để kiểm soát nỗi sợ tốt, hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng. Kiểm tra xem các công cụ, thiết bị hỗ trợ nghe nhìn đã chuẩn bị sẵn sàng chưa. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian tập trung chuẩn bị cho bản thân trước khi bắt đầu thuyết trình. Bạn cũng nên động viên mình rằng bạn đã chuẩn bị cho buổi thuyết trình này rất kỹ lưỡng nên mọi chuyện sẽ diễn ra đúng dự kiến. Bạn cũng có thể thay đổi trạng thái bằng cách ưỡn thẳng lưng, hơi đưa vai ra sau, hít thở sâu, bạn sẽ cảm thấy mình hoàn toàn thoải mái và tự tin.

5. Kỹ năng quan sát

Thuyết trình là giao tiếp với khán giả. Khi giao tiếp phải hiểu được diễn biến tâm lý của người nghe, vì thế trong thuyết trình cũng vậy. Trong khi thực hiện bài thuyết trình việc nắm bắt tâm lý khán giả là một điều cực kỳ quan trọng để một bài thuyết trình thành công. Bạn cần có kỹ năng quan sát bao quát và tinh chuẩn để phán đoán đúng tâm lý của người nghe.

6. Kỹ năng xử lý và trả lời câu hỏi

Một bài thuyết trình thành công là phải có sự tương tác hai chiều. Buổi thuyết trình nào cũng có thời gian đặt câu hỏi và giải đáp thắc mắc. Đây cũng là phần quan trọng trong buổi thuyết trình vì nó là quãng thời gian tương tác giữa người trình bày và khán giả. Người thuyết trình có thể mở đầu phần đặt câu hỏi bằng cách nói nói: “Ai có câu hỏi đầu tiên?” và sau đó tìm kiếm những cánh tay giơ lên. Hoặc để khơi mở, bạn có thể nói: “Một câu hỏi mà tôi thường được hỏi là…” và trả lời nó. Nếu sau đó vẫn không có câu hỏi nào, bạn có thể nói: “Không biết có còn câu hỏi nào không?”

7. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Trong mỗi khoảnh khắc, chúng ta đều gửi đi những thông điệp không lời một cách vô thức. Trong thuyết trình cũng vậy, chúng ta có thể vận dụng ngôn ngữ cơ thể để khẳng định thêm thông điệp muốn chuyển tải. Nếu bạn đang ở trạng thái thoải mái và vận dụng ngôn ngữ cơ thể một cách tự nhiên, thì thông điệp chuyển tải sẽ tăng thêm sức thuyết phục đối với người nghe. Để thuyết trình thành công ngoài yếu tố nội dung, diễn giả cần quan tâm đến việc thuyết phục người nghe bằng giọng nói, dáng điệu cử chỉ, trang phục, ánh mắt quan sát hội trường...

Kỹ Năng Thuyết Trình Hiệu Quả Trước Đám Đông

Những điều cần lưu ý để buổi thuyết trình được thuận lợi

- Luyện tập trước khi thuyết trình: Việc chuẩn bị bài thuyết trình thật kỹ lưỡng sẽ giúp bạn giảm thiểu 75% cảm giác run sợ khi đứng trước đám đông. Do đó, bạn nên đầu tư thời gian vào bài diễn thuyết của mình. Bạn hãy ghi âm những gì mình nói, sau đó nghe lại để xem bài thuyết trình của bạn còn phần nào chưa ổn, phần nào quan trọng cần thêm thông tin và phần nào cần lược bỏ bớt đi. Bạn cũng có thể nhờ người khác lắng nghe và nhận xét. 

- Mặc trang phục phù hợp: Trang phục là một kênh giao tiếp phi ngôn ngữ vô cùng quan trọng. Việc bạn lựa chọn một trang phục phù hợp, vừa vặn với hoàn cảnh, với nội dung thuyết trình sẽ giúp người nghe chăm chú, tập trung và ấn tượng sâu với bài trình bày của bạn. Ngoài ra, trang phục phù hợp cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn với người nghe, với ý tưởng của bạn và với chính bản thân bạn. 

- Lạm dụng slide thuyết trình: Slide thuyết trình chỉ nên trình bày các ý gạch đầu dòng, tóm gọn trọng điểm một cách sắc bén nhất, “đắt” nhất. Nếu bạn thuyết trình với slide dày đặc chữ và chỉ nhìn slide để đọc, thì người nghe dễ cảm thấy nhàm chán, mất tập trung và ức chế. 

- Nói đúng trọng tâm: Khi trình bày quan điểm của bản thân, có đôi lúc chúng ta có thể quá hào hứng, dẫn tới nói lạc đề, xa chủ đề. Điều này không chỉ gây mất thời gian mà còn khiến người nghe khó hiểu, không tập trung. Bởi vậy, khi thuyết trình, bạn cần xác định rõ mục tiêu và những nội dung cần truyền tải để bảo đảm bài thuyết trình của mình không trở nên lan man, dài dòng và lạc đề. 

- Chú ý đến phản ứng của người nghe: Vì thuyết trình là giao tiếp hai chiều, nên người thuyết trình không chỉ cần chăm chút cho phần trình bày mà còn cần quan sát, chú ý tới các phản ứng của người nghe. Điều này giúp người thuyết trình có thể điều chỉnh nhanh, hoặc thêm/bớt một số nội dung sao cho người nghe có thể tiếp thu ở mức cao nhất. 

 
Đã đăng : 23/08/2024 9:15 sáng
Anh Nhat Vo
(@anhnhat)
Bài viết: 64
Thành viên đồng
 

thuyết trình tốt giúp mn hiểu quan điểm của mình tốt hơn

 
Đã đăng : 07/10/2024 1:51 sáng
Chia sẻ: