Chuyển đến phần nội dung
×

Liên hệ với chúng tôi

Bình Thường Hóa Nói "Không": Chất Lượng Công Việc Ở Mức Tốt

Bình Thường Hóa Nói "Không": Chất Lượng Công Việc Ở Mức Tốt

"Sự khác biệt giữa những người thành công và những người cực kỳ thành công là những người cực kỳ thành công biết nói "không" với hầu hết mọi thứ." - Warren Buffett

 
 
 
 

Trong nền văn hóa hiện đại, nơi mà sự bận rộn thường được coi là dấu hiệu của thành công, việc nói “có” được coi như là một câu trả lời tích cực và được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu bạn nói “có” quá nhiều, bạn có thể gặp phải vấn đề như làm thêm giờ, công việc không đạt chất lượng và bị kiệt sức với quá nhiều nhiệm vụ.

Do đó, chỉ nên nói “có” khi bạn thật sự có thể quản lý được công việc và thời gian của mình. Hãy coi việc nói “không” là điều bình thường và lời từ chối có chủ đích sẽ là công cụ chiến lược để bạn duy trì sức khỏe và làm việc hiệu suất hơn.

 

Theo EMBO Reports, kỹ năng nói “không” có thể giúp bạn:

  • Giảm mức độ căng thẳng: Từ chối giúp giảm bớt khối lượng công việc, từ đó làm giảm mức độ căng thẳng khiến bạn không bị choáng ngợp với quá nhiều nhiệm vụ.

  • Tạo ranh giới: Nói “không” giúp bạn phân chia rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Điều quan trọng là phải chăm sóc bản thân trước để tránh gặp phải vấn đề về tài chính, xã hội, sức khỏe và tinh thần.

  • Cải thiện giao tiếp: Việc từ chối đúng lúc giúp bạn tăng khả năng giao tiếp bằng cách làm rõ giới hạn và khả năng của mình với đồng nghiệp và đồng thời xây dựng sự tin cậy khi không cam kết quá mức.

  • Hạn chế phân tâm: Nói “không” với những việc không cần thiết giúp bạn giảm sự phân tâm và tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng. Khi ít bị phân tâm, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và phát triển ý tưởng mới.

  • Quản lý thời gian hiệu quả: Học cách từ chối đúng lúc giúp bạn ưu tiên thời gian những nhiệm vụ quan trọng và đảm bảo chúng được thực hiện đúng hạn.

  • Đảm bảo chất lượng công việc: Nói “không” khi cần thiết giúp bạn đảm bảo chất lượng công việc bằng cách tránh nhận những công việc không phải thế mạnh và giữ năng lượng để hoàn thành tốt các việc chuyên môn.

Nói “không” là rất quan trọng, không chỉ ở công việc mà còn trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Hãy cùng xem cách mà việc từ chối đúng lúc có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Ý nghĩa của việc nói “không”

 
 

Từ chối yêu cầu từ đồng nghiệp không có nghĩa là bạn đang gây khó dễ hay hoàn toàn từ chối họ. Nó cũng không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ chấp nhận yêu cầu của họ trong tương lai. Thực tế, việc từ chối chỉ là bạn đang lựa chọn ưu tiên những công việc khác và để bản thân không bị quá tải.

Việc từ chối giúp bạn loại bỏ những việc không cần thiết hoặc gây phân tâm, để bạn có thể tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng cần sự chú ý của bạn. Cuối cùng, nói “không” giúp bạn có thể cam kết rõ ràng với những trách nhiệm quan trọng, đồng thời giữ cho bạn cảm thấy tinh thần và năng lượng luôn ở mức tốt.

Nhiều người cảm thấy lo lắng khi phải nói “không”. Tuy nhiên, nhận quá nhiều việc có thể khiến bạn cảm thấy bực bội, căng thẳng, thậm chí kiệt sức, ảnh hưởng xấu đến kết quả và chất lượng công việc.

Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp là tốt, nhưng nếu quá mức, bạn có thể cảm thấy áp lực khi phải đáp ứng mọi yêu cầu và luôn phải có mặt. Vì vậy, việc can đảm để nói “không” là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe và duy trì hiệu suất công việc của bạn.

Lợi ích của lời nói “không”

 
 

Đôi khi bạn không thể từ chối, như khi nhóm cần bạn dừng một dự án để làm một nhiệm vụ gấp. Tuy nhiên, có lúc bạn có thể lựa chọn để phản hồi. Nếu một đồng nghiệp yêu cầu bạn viết giúp một báo cáo cần nộp vào ngày mai trong khi bạn đang bận rộn với công việc của mình, bạn có thể từ chối để giữ cân bằng cho lịch trình cá nhân của mình. Lần sau, đồng nghiệp sẽ hỏi bạn sớm hơn và sắp xếp thời gian hợp lý hơn.

Bạn có thể cảm thấy áy náy khi từ chối, nhưng khi hiểu ra và thực hành nhiều thì bạn sẽ thấy dễ hơn. Quan trọng nhất là bạn phải giữ cho các giới hạn của mình. Nói không với những yêu cầu gấp của đồng nghiệp giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau giờ làm. Điều này làm cho bạn cảm thấy có động lực, tỉnh táo và năng động hơn vào ngày hôm sau, thay vì mệt mỏi và không hiệu quả.

Nói chung, khi bạn phản hồi một cách có chủ đích, bạn sẽ có thêm thời gian và thấy rõ ràng hơn về những gì cần làm. Bạn sẽ dễ dàng tập trung vào những dự án, mục tiêu, hoạt động, mối quan hệ và thói quen chăm sóc bản thân để luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Điều này giúp bạn giảm bớt cảm giác kiệt sức, căng thẳng và bực bội.

Cách thực hành nói “không”

 
 

Nếu việc từ chối vẫn là một thử thách với bạn, hãy nhớ rằng thực hành sẽ giúp bạn làm quen dần. Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn cân nhắc khi nhận yêu cầu:

  • Điều này có tạo ra giá trị hay chỉ làm tôi phân tâm khỏi những việc quan trọng hơn?

  • Tôi có đủ sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc để làm việc này không, hay tôi cần nghỉ ngơi?

  • Tôi đang cân nhắc việc này để làm vừa lòng người khác hay vì tôi thực sự quan tâm?

  • Tôi đang xem xét việc này vì cảm giác tội lỗi hoặc FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) không?

  • Tôi đang cân nhắc việc này vì không muốn bị coi là không hợp tác?

  • Người này có thường xuyên nhờ tôi giúp đỡ mà không bao giờ giúp lại tôi không?

  • Nếu tôi thực hiện việc này, có nghĩa là tôi phải từ chối một việc khác mà tôi cũng quan tâm không?

  • Nếu một số yếu tố của yêu cầu này thay đổi, liệu tôi có dễ dàng chấp nhận hơn không?

Sau đó, hãy phân tích câu trả lời của bạn để quyết định tiếp nhận yêu cầu hay từ chối nó.

Kết luận
 

Việc nói "không" giúp bạn tạo ra không gian cho những nhiệm vụ quan trọng, cả trong công việc lẫn cuộc sống. Nó giúp bạn tập trung vào những hoạt động có ý nghĩa và loại bỏ những thứ không phù hợp với mục tiêu và ưu tiên của bạn.

Nếu bạn vẫn thấy khó khăn khi từ chối, hãy nhớ rằng "không" là câu trả lời hợp lý và chấp nhận được. Cuối cùng, việc nói "không" đúng lúc giúp bạn duy trì năng lượng, hiệu suất làm việc và là cách hiệu quả để giữ cho cân bằng cuộc sống.

 
 
Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

  • Kevin Do
    Kevin Do ...
    cảm ơn tác giả, bài viết này là lời khuyên phù hợp với vấn đề hiện tại của tôi
    Trả lời
// ... existing code ...