Chuyển đến phần nội dung
×

Liên hệ với chúng tôi

Giải pháp cho dân văn phòng ngồi máy tính cả ngày

Giải pháp cho dân văn phòng ngồi máy tính cả ngày

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, máy tính trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ chúng ta trong công việc. Tuy nhiên, việc phải sử dụng máy tính liên tục trong thời gian dài gây ra những hậu quả xấu đối với sức khỏe con người. Vậy giải pháp cho người ngồi máy tính nhiều là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Tác hại của ngồi máy tính nhiều

Ngồi máy tính nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ mà có thể bạn không ngờ tới.

Giảm thị lực

Phải nói rằng, việc ngồi máy tính liên tục trong thời gian dài có thể gây hại đến nhiều cơ quan của cơ thể, đặc biệt là đôi mắt. Nhìn máy tính liên tục trong thời gian dài khiến mắt bạn phải tập trung liên tục trong một không gian hẹp. Điều này đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa hai mắt với máy tính là cố định, và làm việc kéo dài khiến mắt phải điều tiết liên tục, lâu dần dẫn đến mệt mỏi.

Mặt khác, bạn luôn trong trạng thái tập trung và mắt bạn phải mở to để tiếp nhận thông tin, hình ảnh. Khi đó, số lần nháy mắt của bạn ít đi và mắt trở nên khô rát hơn. Lâu dần gây ảnh hưởng đến thị lực của bạn, khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, nhức mỏi mắt…

Điểm danh một số bệnh văn phòng do ngồi nhiều - Báo Quảng Ninh điện tử

Phổi giảm khả năng hoạt động

Cơ thể của chúng ta có một năng lực rất tuyệt vời, đó chính là khả năng tự thích nghi. Trong trường hợp bạn phải làm việc liên tục bên cạnh máy tính, vì đây là một dạng vận động ít sử dụng năng lượng nên cơ thể chúng ta sẽ có xu hướng thở nông.

Nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm phổi giảm khả năng trao đổi khí oxy. Và khi nồng độ oxy trong máu thấp, không đủ năng lượng cho các hệ cơ quan hoạt động sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến với cơ thể.

Theo thống kê khoa học, nếu một người ngồi bên máy tính quá 5 giờ/ngày sẽ bị suy giảm sức đề kháng, tinh thần và hoạt động của tim ít nhất 10%.

Ảnh hưởng dây chằng

Khi bạn phải ngồi làm việc liên tục bên cạnh máy tính, điều này đồng nghĩa với việc chỉ có bàn tay, cổ tay và các ngón tay hoạt động liên tục trong khi hầu như phần thân người là bất động. Việc này về lâu dài khiến các dây chằng trong cơ thể giảm linh động và sẽ trở nên yếu, nhanh mỏi cơ và dễ bị tổn thương hơn.

Ngoài ra, nếu bạn phải ngồi làm việc với máy tính trong thời gian dài còn có thể làm tăng nguy cơ thoái hoá các đốt sống vùng lưng, cổ và nhiều bệnh khác.

Ảnh hưởng thẩm mỹ

Thực tế cho thấy rằng, với những người phải làm việc liên tục với máy tính, việc tiếp xúc với sóng điện từ từ máy tính sẽ làm cho làn da họ trở nên sạm đi, lão hoá sớm và xuất hiện nhiều tàn nhang, đồi mồi hơn so với những người bình thường.

Nguyên nhân là do sóng điện từ phát tra từ các thiết bị điện tử có thể làm ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ chất thải của cơ thể. Lâu dần khiến hệ thống bài tiết của da cũng xuất hiện vấn đề, da trở nên yếu, dễ nổi mụn, khô ráp hơn.

Nguy cơ mắc bệnh trĩ

Việc ngồi máy tính liên tục trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ trong xã hội hiện nay. Theo một nghiên cứu, việc ngồi quá lâu bên máy tính có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ lên đến 72,9%. Trong khi đó, với những người thường xuyên vận động thì con số này ở khoảng 43%.

Vì vậy, hãy có những phương pháp để hạn chế việc ngồi quá nhiều trong một ngày như hoạt động thể lực, tham gia các môn thể thao... Tuy nhiên với những người phải thường xuyên ngồi máy tính nhiều như dân văn phòng thì phải làm sao? Hãy xem phần tiếp theo của bài viết này nhé!

Giải pháp cho người ngồi máy tính nhiều

Dưới đây mà một số giải pháp cho người ngồi máy tính nhiều mà Nhà Thuốc Long Châu bật mí giúp bạn đọc tham khảo:

Giảm lượng bức xạ từ máy tính bằng điều chỉnh khoảng cách

Ánh sáng từ màn hình máy tính cũng như các thiết bị điện tử chiếu vào mắt liên tục trong thời gian dài có thể khiến mắt căng nhức, khó chịu. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên đặt máy tính ở vị trí cách mắt từ 50 – 60cm, hoặc có thể điều chỉnh độ sáng màn hình để đảm bảo ánh sáng không quá chói và mắt không cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên sử dụng màn hình máy tính tinh thể lỏng (LCD), vì đây là loại màn hình dễ nhìn hơn và thường có bề mặt chống phản chiếu, có thể giúp mắt bạn giảm thiểu tình trạng mỏi mắt.

Tránh làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng

Làm việc với máy tính trong điều kiện phòng tối hay thiếu ánh sáng sẽ khiến mắt bạn phải điều tiết liên tục để có thể nhìn thấy trong cả hai môi trường.

Điều này dễ khiến mắt bạn bị mỏi, nếu kéo dài sẽ tăng nguy cơ gây ra những bệnh về mắt. Chính vì vậy, nếu phải làm việc với máy tính trong thời gian dài, bạn nên ngồi ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tốt nhất là nơi có ánh sáng tự nhiên.

Nghỉ ngơi bằng cách vận động

Đừng ngồi mãi một chỗ. Khi bạn làm việc với máy tính trong thời gian dài quá lâu, đầu, cổ và lưng bạn sẽ phải giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Chưa kể đến những trường hợp có thể bạn ngồi sai quy tắc, điều này lâu dần có thể dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy, gù lưng, thoát vị đĩa đệm…Chính vì vậy, bạn nên ngồi thẳng lưng, đúng tư thế, sau một khoảng thời gian thì đứng lên đi lại hoặc vận động giãn cơ nhẹ nhàng để thư giãn.

Sử dụng nước mắt nhân tạo

Khi phải làm việc với máy tính trong thời gian dài, rất nhiều người gặp phải tình trạng khô mắt. Và lúc này, bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo để giúp mắt giữ được độ ẩm nhất định, giúp thư giãn và tránh khô mắt.

Sau đó, bạn cũng nên dành ra vài phút cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn rồi tiếp tục làm việc.

Khám mắt định kỳ

Việc khám mắt định kỳ rất quan trọng. Khám mắt thường xuyên giúp bạn kịp thời phát hiện những vấn đề về mắt do sử dụng các thiết bị điện tử nhiều, từ đó đưa ra những phương hướng xử lý phù hợp. Bạn nên đi khám định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần. Hãy chia sẻ với bác sĩ về mức độ thường xuyên khi bạn làm việc bằng máy tính để bác sĩ có thể có những chẩn đoán chính xác.

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...