Chuyển đến phần nội dung
×

Liên hệ với chúng tôi

Làm việc nhóm - Kỹ năng quan trọng ở đại học

Làm việc nhóm - Kỹ năng quan trọng ở đại học

Muốn học tốt ở đại học, bạn phải biết làm việc nhóm (teamwork). Muốn ứng tuyển vào một công ty, bạn phải biết làm việc nhóm. Muốn khởi nghiệp bạn cũng phải biết làm việc nhóm! Vì sao ư?

Trước bối cảnh toàn cầu hóa, khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, các tổ chức ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào phương pháp làm việc nhóm. Để đáp ứng cho một nhu cầu thị trường như vậy, ở bậc đại học, hầu hết giảng viên đều đưa hình thức làm việc nhóm vào quá trình giảng dạy như một phần quan trọng của các học phần.

Để làm việc nhóm hiệu quả?

“Đầu tiên làm việc nhóm thì chúng ta phải hiểu như thế nào là nhóm. Nhóm phải gắn kết trên mục tiêu, phối hợp với nhau dựa trên năng lực và yêu cầu công việc. Thứ hai, làm việc nhóm tức phải có phương pháp. Nhóm không thể hình thành đơn giản theo kiểu tổ hợp” – TS Huỳnh Văn Thông, trưởng khoa Báo chí – truyền thôngTrường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM), cho biết.

Ngoài ra, một nhóm tốt là một nhóm biết trả giá đúng cho các bài học, học hỏi nghiêm túc từ các thất bại, không đổ lỗi cho nhau nhưng cũng không xuề xòa, không bỏ qua lỗi mà sẽ cùng nhau chỉ ra những điều khiến nhóm thất bại, chân thành giúp nhau nhận ra điểm sai và tìm cách khắc phục. Công tác tổ chức nhóm bao gồm trưởng nhóm, thư ký chuyên gia và hỗ trợ kỹ thuật. Trưởng nhóm là người đại diện cho nhóm, có trách nhiệm tổ chức, điệu phối nhóm hoạt động hiệu quả. Trưởng nhóm không phải trưởng phòng, trưởng nhóm không phải người giữ quyền hành, đặc biệt, trưởng nhóm không nên là người ra quyết định một mình. Thư ký là người đảm bảo toàn bộ quá trình làm việc nhóm được ghi chú lại và được chia sẻ cho tất cả các thành viên trong nhóm. Chuyên gia là người giỏi nhất trong lĩnh vực đó, còn những người yếu lĩnh vực đó sẽ làm hỗ trợ kỹ thuật.

Trước câu hỏi “Sinh viên nên làm việc cố định với một nhóm hay đổi nhóm thường xuyên?”, TS Thông cho rằng: “Cái nào cũng có mặt tốt, mặt xấu của nó nhưng theo tôi, sinh viên nên thường xuyên đổi nhóm nếu bạn muốn thực sự muốn học hỏi, trải nghiệm. Đổi nhóm thường xuyên sẽ rèn cho sinh viên kỹ năng tương tác tốt với mọi người, cọ xát, học hỏi được nhiều hơn và sẽ không có thói quen khu trú mình trong một khu vực an toàn”.

Bốn giai đoạn làm việc nhóm

Theo TS Huỳnh Văn Thông, làm việc nhóm có những phương pháp cụ thể bao gồm bốn giai đoạn:

Giai đoạn đầu là động não (brainstorming) để tìm kiếm các ý tưởng, xử lý công việc, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các thành viên trong nhóm làm việc với nhau trên nguyên tắc tự do suy nghĩ, đóng góp ý tưởng và tôn trọng ý tưởng của nhau và làm sao phải khai thác hết các ý tưởng đó, không có phân biệt đối xử với ý tưởng nào hết.

Sau đó, nhóm chuyển sang giai đoạn thảo luận để sàng lọc, chọn lọc các ý tưởng và ra quyết định chung, đảm bảo ai cũng chia sẻ cũng như hiểu rõ các quyết định đó. Quyết định này phải đảm bảo là quá trình ra quyết định của nhóm, có sự tham gia của các thành viên trong nhóm dựa trên việc tôn trọng các chuẩn mực, các tiêu chí đã được đặt ra.

Kế tiếp, đến giai đoạn hành động nhóm, các công việc của nhóm phải được đảm bảo sự phân công dựa trên ưu điểm của từng thành viên. Ở đây nguyên tắc bù trừ về năng lực được sử dụng triệt để, cái yếu của người này sẽ được bù bằng cái mạnh của người khác. Người nào mạnh nhất cái gì sẽ được sử dụng cái đấy trong nhóm. Đó mới là một nhóm tốt. Còn một nhóm chia đều công việc thì không phải nhóm tốt. Giai đoạn hành động nhóm này là giai đoạn thấy được đặc thù của sự phối hợp và bổ trợ lẫn nhau trong nhóm.

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn liên quan đến kết quả, sản phẩm nhóm. Giai đoạn này phải đạt được đặc trưng cơ bản là cùng chịu trách nhiệm. Một nhóm tệ là một nhóm có xu hướng thành công thì vui với nhau, còn thất bại sẽ đổ lỗi cho nhau. Một nhóm tốt là một nhóm làm việc chung với nhau, cùng chịu trách nhiệm và nếu có thất bại thì mọi người vẫn bên nhau.

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...