Chuyển đến phần nội dung
×

Liên hệ với chúng tôi

Những Điều Cần Thiết Để Quản Lý Cảm Xúc, Cách Để Giải Quyết Cảm Xúc Của Bạn

Những Điều Cần Thiết Để Quản Lý Cảm Xúc, Cách Để Giải Quyết Cảm Xúc Của Bạn

Tìm hiểu cách để kiểm soát cảm xúc của bạn bằng những kỹ năng quản lý cảm xúc thiết yếu này.

Bạn có thể giải quyết cảm xúc của mình bằng cách xây dựng một bộ các kỹ năng cần thiết. Khi bạn có thể quản lý được các cảm xúc của chính mình, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định hợp lý và xây dựng mối quan hệ tốt.

Bạn có thể làm tốt hơn trong công việc của mình bằng cách cải thiện các kỹ năng quản lý cảm xúc. Mục đích chính của bài viết này là định nghĩa các kỹ năng quản lý trí tuệ cảm xúc, giải thích tầm quan trọng của các kỹ năng đó, liệt kê năm kỹ năng quản lý cảm xúc chính và cung cấp các phương pháp để phát triển chúng.

Làm Thế Nào Để Phát Triển Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc?

Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp bạn điều chỉnh phản ứng cảm xúc của mình với các tình huống khác nhau. Trí tuệ cảm xúc đề cập đến khả năng của một người trong việc xác định và thấu hiểu cảm xúc của chính mình và của người khác. Khả năng quản lý cảm xúc có thể giúp bạn trở thành một đồng nghiệp tốt và chuyên nghiệp hơn.

Những Lợi Ích Của Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Là Gì?

Trong những tình huống căng thẳng cực độ, những người chuyên nghiệp biết điều chỉnh cảm xúc của mình để có thể hành động hợp lý hơn và đưa ra quyết định hiệu quả hơn. Nhiều ngành công nghiệp và vị trí, bao gồm cả vị trí lãnh đạo, có thể có được lợi thế từ việc phát triển các kỹ năng quản lý cảm xúc.

Bạn có thể sử dụng các kỹ năng quản lý cảm xúc tại nơi làm việc để giải quyết mâu thuẫn và thực hiện các bài thuyết trình.

Năm Kỹ Năng Chính Để Giải Quyết Cảm Xúc

Bạn có thể phát triển các kỹ năng nghề nghiệp của mình bằng cách thực hành các kỹ năng quản lý cảm xúc sau:

Thứ nhất: Tự nhận thức

Nhận thức về bản thân giúp bạn dự đoán các tình huống hoặc những người nào đó sẽ có ảnh hưởng đến bạn như thế nào dựa trên cảm xúc của chính bạn. Điều này có thể giúp bạn học cách cải thiện phản ứng của mình với các tình huống bằng cách hiểu được các phản ứng cảm xúc của chính bạn.

Bằng cách hiểu được rằng việc chuẩn bị sẵn sàng sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn và tự tin hơn trong công việc, bạn có thể thực hiện các bước để đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị tốt nhất có thể. Bạn có thể sẽ kiên cường hơn trước những thay đổi và trở ngại nếu bạn cảm thấy an toàn trong môi trường làm việc của mình.

Thứ hai: Xem xét cảm xúc

Bạn có thể giải quyết mâu thuẫn bằng cách tách biệt cảm xúc khỏi tình huống khi bạn suy ngẫm về lý do tại sao bạn lại có phản ứng cảm xúc nhất định với một tình huống hoặc với một người. Ví dụ, hãy xem xét liệu bạn có không đồng ý với quyết định của đồng nghiệp hay không hoặc liệu bạn có cảm thấy lo lắng khi không có mặt trong cuộc thảo luận nếu bạn có mâu thuẫn với một người nào đó hay không.

Đạt được sự thỏa hiệp với đồng nghiệp có thể dễ dàng hơn nếu bạn hiểu lý do cho cảm xúc của chính mình.

Thứ ba: Chấp nhận

Quản lý cảm xúc bao gồm việc chấp nhận cảm xúc của bạn mà không gán cho chúng một giá trị nào, điều này có thể giúp bạn phản ứng một cách hợp lý với những tình huống khiến bạn cảm nhận theo một cách nhất định nào đó. Việc chấp nhận cảm xúc giúp bạn bình tĩnh trở lại nhanh hơn sau những phản ứng cảm xúc, và giúp bạn tập trung vào nhiệm vụ tiếp theo.

Khả năng chấp nhận cảm xúc của chính mình cũng có thể giúp bạn phát triển sự đồng cảm với người khác bằng cách liên hệ cảm xúc của chính bạn với cảm xúc của họ.

Thứ tư: Phát triển ý thức về góc nhìn

Bạn có thể quản lý cảm xúc của mình bằng cách thể hiện chúng vào đúng lúc, đúng vị trí bằng cách phát triển ý thức về góc nhìn. Bạn có thể thể hiện sự lo lắng của mình đúng lúc bằng cách nhận ra rằng việc cảm thấy lo lắng khi phát biểu trước đám đông là điều bình thường và nhiều chuyên gia thành công cũng vậy.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng trước khi thuyết trình, bạn có thể thể hiện cảm xúc đó đúng lúc bằng cách nhận ra rằng việc cảm thấy lo lắng khi phát biểu trước đám đông là điều bình thường. Điều quan trọng cần nhớ là cảm xúc là phản ứng hiển nhiên không tiêu cực với các tình huống và bạn có thể vượt qua chúng để đạt được mục tiêu của mình.

Thứ năm: Có sự đồng cảm

Cảm giác đồng cảm là khả năng liên hệ cảm giác của người khác trong một tình huống với cảm giác của chính mình cùng trong tình huống đó. Xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả và ngăn ngừa mâu thuẫn có thể đạt được bằng cách có được sự đồng cảm với đồng nghiệp tại nơi làm việc.

Bằng cách có được sự đồng cảm, bạn có thể biết được khi nào một đồng nghiệp cần giúp đỡ để quản lý khối lượng công việc của họ và hiểu được sự thất vọng của họ khi gặp phải trở ngại. Hiểu rõ hơn về cảm xúc của người khác có thể giúp bạn hiểu được cảm xúc của chính mình.

Các Kỹ Năng Để Quản Lý Cảm Xúc

Bạn có thể phát triển các kỹ năng quản lý cảm xúc của mình bằng cách sử dụng các kỹ thuật sau. Khi gặp căng thẳng hoặc phấn khích, các bài tập thở có thể giúp bạn điều chỉnh cảm xúc của mình.

Bạn có thể cải thiện phản ứng của mình với các tình huống cũng như với người khác bằng cách thực hiện các hoạt động thường xuyên như viết nhật ký.

Hãy kết nối với cảm xúc của bạn bằng cách tìm cách để thể hiện chúng

Bạn có thể quản lý cảm xúc của mình tốt hơn khi bạn không thể hiện chúng một cách tự do khi đang làm việc. Ngoài việc nhận được phản hồi hoặc quan điểm về cảm xúc của bạn, bạn cũng có thể nói chuyện với bạn bè hoặc thành viên trong gia đình về cảm xúc của chính bạn.

Một người có năng khiếu nghệ thuật có thể thể hiện cảm xúc của mình thông qua việc vẽ tranh, tô màu hoặc viết lách.

Bạn nên cảm thấy hài lòng với những gì mà bạn làm

Tự nhận thức bao gồm việc xác định những cảm xúc tích cực và nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó. Bằng cách nhận ra những phần trong công việc của bạn có thể khơi dậy những cảm xúc tích cực, bạn có thể tạo cho mình cảm giác hoàn thành công việc thật tốt, và giúp bạn cảm thấy kiên cường hơn trước những trở ngại.

Hãy tạo một danh sách những phần công việc mang lại cho bạn sự hài lòng và dán nó ở cơ quan hoặc ở phòng làm việc của bạn.

Hãy dành thời gian cho bản thân

Hãy dành thời gian để ra ngoài một chút khi bạn đang ở trong tình huống gây ra phản ứng cảm xúc. Để lấy lại bình tĩnh, bạn có thể cần tách biệt giữa bạn và tình huống đó.

Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng nhìn nhận tình hình. Nếu bạn muốn có thời gian cho bản thân, bạn có thể ra ngoài đi bộ, đến các quán cà phê hoặc đến phòng giải lao.

Nếu bạn đang làm việc ở nhà hoặc một nơi nào khác, hãy dành thời gian một chút để nhìn ra bên ngoài, vì thông thường, bạn có thể sẽ bình tĩnh trở lại sau khi đã nhìn nhận và thấu hiểu được cảm xúc của mình.

Tìm hiểu về chánh niệm

Chánh niệm là một kỹ thuật thiền tập trung vào cảm giác và cảm xúc ở thời điểm hiện tại. Tập trung vào thời điểm hiện tại và tránh nghĩ về tương lai hoặc quá khứ là mục tiêu chính của các bài tập này.

Thực hành chánh niệm có thể giúp bạn phát triển góc nhìn về cảm xúc và công việc hàng ngày của mình. Hàng ngày, hãy dành vài phút để tập trung vào hơi thở và cảm giác mà bạn đang cảm thấy khi đang làm việc hoặc là đang lái xe để bắt đầu các bài tập thiền của mình.

Thực hành các bài tập thở

Trong tình huống gây ra các phản ứng cảm xúc, bạn có thể giữ bình tĩnh và điều chỉnh cảm xúc của mình bằng các kỹ thuật thở. Tập trung vào hơi thở có thể giúp bạn giảm tác động của cảm xúc lên cơ thể và tâm trí, điều này có thể giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề.

Khi thực hiện các bài tập thở, hãy hít vào thật sâu và thở ra một cách chậm rãi. Bài tập thở thông thường bao gồm hít vào đếm từ một đến bốn giây, nín thở trong vòng hai giây, rồi thở ra đếm từ một đến bốn giây.

Viết nhật ký là một cách tuyệt vời để theo dõi cảm xúc của bạn

Viết nhật ký hàng ngày có thể là một cách hiệu quả để hiểu được các phản ứng cảm xúc của bạn và học cách để quản lý chúng. Bạn nên viết vào nhật ký về các cảm giác của bạn trong một ngày và những sự kiện nào đã tạo ra các cảm xúc khác nhau.

Việc viết nhật ký có thể giúp bạn hiểu được về những nguyên nhân gây nên những cảm xúc phổ biến nhất của bạn, và giúp bạn định hướng được những gì bạn sẽ làm trong tương lai.

Tìm hiểu về cách để quản lý cảm xúc bằng cách nghe podcast hoặc đọc sách

Trong nhiều sách và podcast, bạn sẽ tìm thấy được các kỹ thuật giúp cải thiện khả năng quản lý cảm xúc của mình, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe tinh thần hoặc trở nên năng suất hơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu về phản ứng hóa học của não đối với các phản ứng cảm xúc và các thông tin khác để có thể giúp bạn hiểu được cảm xúc của mình.

Bạn có thể tìm thấy những nguồn tài nguyên này trong mục self-help của một hiệu sách hoặc ở trên podcast.

Trò chuyện với chuyên gia nếu bạn cần sự hỗ trợ

Bằng cách phát triển các kỹ năng quản lý cảm xúc một cách hiệu quả, bạn có thể tối đa hóa năng suất và xây dựng cuộc sống làm việc lành mạnh. Tùy thuộc vào các tình huống khác nhau mà các chuyên gia có thể cung cấp liệu pháp dành cho cá nhân hoặc được trị liệu chung với các nhóm hỗ trợ.

Một nhà trị liệu có thể giúp bạn bộc lộ cảm xúc một cách tự do, khám phá nguyên nhân đằng sau những phản ứng cảm xúc của bạn và thực hành các kỹ thuật để giải quyết các cảm xúc đó. Bạn cũng có thể nhận được các đề xuất về các nguồn tài nguyên và các hoạt động trị liệu khác từ họ.

Bạn muốn biết thêm các biện pháp để cải thiện cuộc sống của mình? Chúng tôi đã đề cập đến cách để viết email tốt hơn, cách cải thiện trí nhớ ngắn hạn và cách cải thiện tư thế của bạn.

----------

Tác giả: Rob Gillham

Link bài gốc: Emotional Management Essentials: How To Deal With Your Emotions

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

  • Kevin Do
    Kevin Do ...
    chiến thắng được bản thân mới là chiến thắng oanh liệt nhất
    Trả lời
  • Kevin Do
    Kevin Do ...
    cảm ơn bạn đã chia sẻ
    Trả lời
// ... existing code ...