Đối với mỗi sinh viên, cuộc sống đại học không chỉ là thời gian học tập và tiếp thu kiến thức mà còn là giai đoạn để khám phá và trưởng thành. Và một trong những kỹ năng quan trọng để sinh viên tự lập, tự tin khẳng bản thân, thành công và “làm chủ cuộc đời” là nắm vững kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Vậy quản lý cá nhân có vai trò như thế nào trong cuộc sống của sinh viên? Cách áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ và một số biện pháp phòng tránh bẫy tín dụng đen? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp và quản lý số tiền trong tài khoản ngân hàng. Nó còn là một công cụ mạnh mẽ giúp sinh viên xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đảm bảo sự tự do tài chính trong tương lai. Với kỹ năng này, sinh viên có khả năng quản lý và sử dụng tiền bạc một cách thông minh, hiệu quả và có mục tiêu.
Quản lý tài chính cá nhân giúp sinh viên:
- Lập kế hoạch tài chính: Đặt mục tiêu tài chính, xác định ưu tiên chi tiêu và tiết kiệm để đạt được những ước mơ và kế hoạch trong cuộc sống.
- Tiết kiệm và đầu tư: Hình thành thói quen tiết kiệm từ sớm và tìm hiểu về các cơ hội đầu tư để tăng thu nhập và xây dựng tài sản cá nhân.
- Tránh nợ nần: Hiểu rõ về tác động của vay nợ và tránh rơi vào bẫy nợ tín dụng đen.
- Xây dựng mục tiêu tài chính: Định rõ mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, từ việc tiết kiệm cho chi phí hằng ngày đến việc tích lũy để mua nhà, mở công ty hay du lịch xa.
Áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ
Nguyên tắc 6 chiếc lọ là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân giúp sinh viên tổ chức và phân bổ tiền bạc một cách hợp lý. Theo nguyên tắc này, sinh viên chia tiền vào 6 khoản chi tiêu chính:
- Chi tiêu hàng ngày: Phục vụ cho các chi tiêu cần thiết như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống...
- Tiết kiệm: Để dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn hoặc khẩn cấp.
- Tự do tài chính: Đầu tư để tăng thu nhập và tích lũy tài sản.
- Giáo dục: dùng một phần thu nhập để học thêm những kiến thức mới từ sách, khóa học ngắn hạn....
- Hưởng thụ: Dành cho việc giải trí, đi chơi, mua sắm những vật phẩm không thiết yếu.
- Từ thiện: Dành một phần thu nhập để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Cách phòng tránh bẫy tín dụng đen
Tín dụng đen là một trong những nguy cơ lớn đối với sinh viên khi không quản lý tài chính cá nhân một cách cẩn thận. Để tránh rơi vào bẫy này, sinh viên có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Xây dựng một nguồn thu nhập ổn định: Bằng cách làm thêm việc, kinh doanh hoặc tìm kiếm học bổng, sinh viên có thể tạo ra một nguồn thu nhập ổn định để không phụ thuộc vào tín dụng đen.
- Tìm hiểu và sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh: Nếu cần sử dụng thẻ tín dụng, sinh viên cần hiểu rõ các điều khoản, lãi suất và tránh sử dụng thẻ để chi tiêu vượt quá khả năng trả nợ.
- Xây dựng một quỹ dự phòng: Dành một phần thu nhập để tạo ra một quỹ dự phòng để đối phó với những tình huống khẩn cấp và không phải vay tiền với lãi suất cao.
- Học cách tiết kiệm và quản lý chi tiêu: Sinh viên nên tìm hiểu và áp dụng những phương pháp tiết kiệm, hạn chế chi tiêu không cần thiết và ưu tiên những khoản chi quan trọng.
- Tìm hiểu về tài chính cá nhân: Để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen, sinh viên cần tìm hiểu về các nguy cơ và chiến lược quản lý tài chính cá nhân.
cuộc sống ở các thành phố lớn, việc kiểm soát chi tiêu của các bạn sinh viên là rất khó vì giá cả đắt đỏ và nhiều khoảng chi phí