Chuyển đến phần nội dung
[HN] Triển Lãm “Đối Thoại Với Dòng Tranh Ukiyo-e” 2024 (Miễn Phí Tham Dự) // [HN] Triển Lãm “Đối Thoại Với Dòng Tranh Ukiyo-e” 2024 (Miễn Phí Tham Dự) // [HN] Triển Lãm “Đối Thoại Với Dòng Tranh Ukiyo-e” 2024 (Miễn Phí Tham Dự)

[HN] Triển Lãm “Đối Thoại Với Dòng Tranh Ukiyo-e” 2024 (Miễn Phí Tham Dự)

Hạn cuối: 15/9/2024
Khai mạc: 10:00, Thứ Hai 26/08/2024
Triển lãm: 09:00 – 18:00, 26/08 – 15/09/2024
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thông tin từ ban tổ chức:

Tiếp nối dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” bắt đầu thực hiện và ra mắt tại Hà Nội vào năm 2020, trải qua nhiều lần tiến hành nghiên cứu và tương tác với dòng tranh Hàng Trống, dự án đã phát triển và ra mắt được rất nhiều triển lãm trong 3 năm gần đây. Chất liệu hội họa truyền thống của Việt Nam như lụa, sơn mài, giấy Dó… đã được đối thoại với các bức tranh Hàng Trống để từ đó sáng tạo ra những truyền thống mới với hình hài cũng như tinh thần của thế hệ trẻ trong thời đại mới.

Dự án “Đối thoại với tranh Ukiyo-e” nhằm mục đích tiếp tục cuộc đối thoại với nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e xuất hiện vào đầu thời kỳ Edo (đầu thế kỷ 17). Trong thời kỳ bùng nổ “Chủ nghĩa Nhật Bản” ở châu Âu vào thế kỷ 19, cách thể hiện không gian và sử dụng màu sắc độc đáo trong tranh Ukiyo-e đã gây ấn tượng mạnh mẽ với nhiều nghệ sĩ phương Tây nổi tiếng như Monet, Cézanne và Renoir, những người sau đó đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật chịu ảnh hưởng lớn từ Ukiyo-e.
Hơn 100 năm sau, lần này các nghệ sĩ trẻ Việt Nam đã tham gia vào thử thách mới để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ Ukiyo-e, nhưng vẫn giữ được truyền thống Việt Nam.

Dự án “Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e” đã ra mắt thành công tại Nhà Thái Học của Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám vào tháng 1 năm nay, và tháng 8 vừa qua triển lãm đã tiếp tục được giới thiệu tới công chúng địa phương và du khách quốc tế tại Thành phố Hội An trong khuôn khổ Tuần lễ giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ 20.

Lần này, triển lãm với 37 bộ tác phẩm với đa dạng chất liệu lụa, sơn mài, gốm, giấy Dó, sắp đặt, hoạt hình, sẽ được trưng bày tại Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, mang thêm cơ hội thưởng thức cho những khán giả yêu thích dòng tranh này, cũng như quan tâm tới những sáng tạo độc đáo và đầy bất ngờ thú vị của thế hệ sáng tác trẻ Việt Nam.

Thành phần tham gia dự án

Giám tuyển dự án, giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thế Sơn

Sinh sống và làm việc tại Hà nội, Nguyễn Thế Sơn là một nghệ sĩ thị giác, một nhiếp ảnh gia, giám tuyển độc lập và là giảng viên ngành nghệ thuật thị giác của Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thế Sơn tốt nghiệp khoa Hội họa trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, tốt nghiệp trường đại học ngoại ngữ Hà nội và tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Nhiếp ảnh nghệ thuật và nghệ thuật thực nghiệm tại Học viện Mỹ thuật Trung Ương Trung Quốc, Bắc Kinh (CAFA).

Trợ lý dự án: Nguyễn Thu Vân, Nguyễn Cẩm Nhung

34 nghệ sĩ:
– 22 nghệ sĩ trẻ đã và đang học tại Khoa Hội hoạ của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
– Họa sĩ Triệu Khánh Tiến (Triệu Khắc Tiến)
– Họa sĩ Triệu Minh Hải & nhóm PUPPETS STUDIO

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

 

Hạn cuối: 15/9/2024

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...