Máy tái chế rác thả...
 
Chia sẻ:
Notifications
Clear all

Máy tái chế rác thải thực phẩm và rác thải hữu cơ Ichini

1 Bài viết
2 Thành viên
0 Reactions
101 Lượt xem
Ngọc Anh
(@ngocanh)
Bài viết: 196
Thành Viên Admin
Topic starter
 
Máy tái chế rác thải thực phẩm và rác thải hữu cơ Ichini
 
Mặc dù nhà mình gần như không có thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn, vì đã có thói quen nấu đến đâu ăn hết đến đó, tuy nhiên rác thải thực phẩm khi sơ chế và một số loại rác thải hữu cơ vẫn còn nhiều, bỏ đi rất phí phạm, vì thế mình sử dụng máy tái chế thực phẩm Ichini để có thể tái sử dụng rác thải thực phẩm thành phân bón cho cây cảnh trồng quanh nhà.

Tất nhiên, nếu có nhà đất với sân vườn, không gian rộng rãi, ủ thức ăn thừa thành phân bón theo cách truyền thống có thể sẽ hiệu quả hơn, nhưng mình đang ở một căn hộ chung cư, không có nhiều không gian để ủ phân cũng như sợ việc ủ phân có thể gây ảnh hưởng đến những căn hộ xung quanh, vì vậy mình chọn giải pháp sử dụng máy tái chế.

Bài viết này mình sẽ chia sẻ nhiều hơn về máy tái chế rác thải thực phẩm Ichini và bên cạnh đó mình sẽ cung cấp những thông tin mình tìm hiểu được về việc tái chế rác thải thực phẩm sao cho đúng cách, để thân thiện hơn với môi trường.


Mê-tan (Methane – CH4), là một loại loại khí nhà kính rất mạnh, thường phát thải ở các bãi chôn lấp, là kết quả của quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ trong điều kiện kị khí (là điều kiện thiếu hoặc không có oxy).
kenny-landfill-methane.jpg

 
Do tốc độ phân hủy nhanh, chất thải thực phẩm tại các bãi chôn lấp góp phần tạo ra nhiều khí mê-tan hơn bất kỳ vật liệu chôn lấp nào khác. Ước tính rằng 58% khí thải mê-tan thoát ra từ các bãi chôn lấp là đến từ rác thải thực phẩm [EPA]


Tại Việt Nam, có lẽ chúng ta đã luôn được học từ ông bà, cha mẹ về việc không lãng phí thực phẩm, nhưng mình cũng vẫn xin đề cập một vài giải pháp chính để hạn chế rác thải thực phẩm theo quy trình từ chợ đến bàn ăn như [FDA]:

  • Có kế hoạch mua sắm thực phẩm phù hợp, mua đủ và mua có kế hoạch, kiểm tra tủ lạnh trước khi mua để không mua dư thừa.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh việc hư hỏng trước khi kịp sử dụng
  • Khi nấu nướng, định lượng vừa đủ để không dư thừa thực phẩm, tránh thức ăn thừa sau bữa ăn

Bản thân gia đình mình cũng đang áp dụng như vậy nhằm giảm thiểu rác thải thực phẩm. Nấu bữa nào ăn hết bữa đó, gần như không còn thực phẩm dư thừa hàng ngày.

Tuy nhiên, có một dạng rác thải thực phẩm mình không thể giảm thêm đó chính là rác thải khi sơ chế, ví dụ như là như khi nhặt rau hay gọt vỏ trái cây… Và đây là những thứ rác thải mà mình thấy nên tìm cách để tái chế vì còn nhiều giá trị sử dụng thay vì mang đi vứt bỏ. Ngoài ra, khi trồng cây, lúc tỉa cành, tỉa lá, hoặc lá úa cũng chính là các loại rác thải hữu cơ vẫn còn chứa nhiều năng lượng và giá trị sử dụng.

Cách để tái sử dụng tốt nhất những loại rác thải thực phẩm và rác thải hữu cơ với trường hợp của mình đó chính là biến chúng thành phân bón để cây cảnh trong nhà có thể hấp thụ.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể xem thêm hướng dẫn cách giảm tác động môi trường từ thực phẩm từ EPA, vì trước khi tái chế, cũng có thể có một số giải pháp tốt hơn như cho vật nuôi ăn chẳng hạn:
vi-epa-wasted-food-scale-detailed-vie.png
Nguồn ảnh: Wasted Food Scale | US EPA

Ủ phân bón kiểu truyền thống được phân ra 2 dạng chính theo bản chất của quá trình phân huỷ đó là ủ phân kị khí và ủ phân hiếu khí.

Quảng cáo

  • Trong quá trình ủ phân kị khí, quá trình phân huỷ diễn ra khi không có hoặc có rất ít Oxy, các vi sinh vật kị khí chiếm ưu thế và phát triển các hợp chất trung gian gồm mê tan, axit hữu cơ, hydro sunfua và nhiều chất khác, nhưng vì không có oxy nên các hợp chất này tích tụ và không chuyển hoá thêm được nữa [FAO]. Ví dụ, quá trình phân huỷ sinh học của glucose kị khí sẽ là: C6H12O6 → 3CH4 + 3CO2 [BioCycle]
  • Quá trình ủ phân hiếu khí diễn ra khi có đủ oxy, trong quá tình này, các vi sinh hiếu khí phân huỷ chất hữu cơ tạo ra CO2 , amoniac, nước, nhiệt và mùn, sản phẩm cuối cùng sẽ tương đối ổn định. Mặc dù ủ phân hiếu khí có thể tạo các hợp chất trung gian nhưng các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân huỷ chúng thêm lần nữa [FAO]. Ví dụ, quá trình phân huỷ sinh học của glucose hiếu khí sẽ là: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O [BioCycle]

landfill-vs-composting.jpg
Nguồn ảnh: Rise Foundation, Việt hoá bởi Ngon Bổ Xẻ

Đó là những cách chính để từ thực phẩm chúng ta có được phân bón theo như tài liệu của FAO, và ủ phân hiếu khí cũng là cách được khuyến cáo, vì sẽ tránh được phát thải khí mê-tan, trừ khi các bạn có thể thu hồi lượng mê tan đó để làm biogas thay vì thải thẳng ra môi trường.

Khí mê-tan cũng là một loại khí nhà kính, nhưng mê-tan có khả năng giữ nhiệt trong khí quyển mạnh gấp 28-30 lần khí CO2 khi so sánh trong thời gian 100 năm, và mạnh gấp 84-86 lần khí CO2 khi so sánh trong thời gian 20 năm [EPA, UNECE]. Đó là lý do vì sao không nên thải rác thải thực phẩm đến các bãi chôn lấp, cũng như nên hạn chế việc ủ phân kị khí mà không có phương án thu hồi mê-tan làm biogas.

Với những cách truyền thống, việc ủ phân có thể kéo dài từ 2 – 6 tháng, sẽ tốn khá nhiều thời gian và không gian. Ngoài ra, cũng có một số phương pháp khác để ủ phân bón như là ủ bằng giun, thông qua enzym khi các chất hữu cơ đi qua hệ tiêu hoá của giun, hoặc ủ phân bằng men như phương pháp Bokashi, nhưng những phương pháp này cũng có sẽ có một số nhược điểm nhất định.

Như chia sẻ ở đầu bài, mình đang ở một căn hộ chung cư, không có nhiều không gian để ủ phân cũng như không có kinh nghiệm, ủ phân không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến môi trường và những căn hộ xung quanh, vì vậy mình chọn giải pháp sử dụng máy tái chế.

Với máy tái chế rác thải thực phẩm Ichini, mình có thể tái chế rác thải thực phẩm và rác thải hữu cơ thành một sản phẩm có thể sử dụng như phân bón một cách dễ dàng và tiện lợi. Dù sau khi máy chạy, kết quả thu được chưa hẳn đã là phân bón, mình sẽ chia sẻ kĩ hơn về sản phẩm thu được và cách sử dụng ở phần sau.


Máy tái chế thực phẩm Ichini có dạng khối hộp, kích thước cũng không quá lớn, chỉ 35x30x28 cm, to hơn nồi cơm một chút xíu.
ichini-thung-rac-08.JPG
Phần nắp cũng mở lên khá giống với nồi cơm.
ichini-thung-rac-09.JPG
Bên trong lòng là lòng nồi kim loại khá dày và nặng, có tay xách ở trên và dưới đáy là trục xoay để nghiền nhỏ thức ăn và các chất hữu cơ.
ichini-thung-rac-10.JPG
Phần trục nghiền này cũng làm từ kim loại, rất cứng cáp, không phải dạng lưỡi dao để xay cắt mà sẽ chạy chậm chậm nhưng có nhiều lực để nghiền nhỏ thực phẩm.
ichini-thung-rac-12.JPG
Bên trong lòng nồi sẽ có thanh gia nhiệt, dùng để sấy khô thực phẩm, và chính giữa là ngàm động cơ để dẫn động cho tay nghiền ở trong lòng nồi.
ichini-thung-rac-13.JPG
Đáy nồi cũng sẽ có ngàm để kết nối trục xoay bên trong với động cơ.
ichini-thung-rac-15.JPG
Nắp nồi cũng có thể tháo ra để vệ sinh được.
ichini-thung-rac-18.JPG
Ngoài ra, máy còn có nhiều cảm biến để nhận diện xem đã có nồi nằm trong máy chưa, đã đóng nắp hay chưa, đã chốt khoá hay chưa.
ichini-thung-rac-14.JPG
Bảng điều khiển của máy ở mặt trước, trên cùng là một núm vặn để khoá và mở khoá phần nắp, muốn mở nắp máy, phải vặn núm đen sang mức mở khoá rồi bấm nút trắng ở giữa mới có thể mở nắp được. Ngược lại, khi đóng nắp, phải vặn núm đen sang mức khoá mới có thể khởi động máy.

Trong quá trình máy chạy, chỉ cần xoay khoá sang chế độ unlock máy sẽ tạm dừng, đương nhiên nếu mở nắp là phải xoay sang unlock thì máy đã ngừng rồi, khi khởi động lại phải xoay sang chế độ lock mới có thể khởi động máy.
ichini-thung-rac-22.JPG
Phía bên dưới có nút nguồn to và rõ ràng. cùng một màn hình hiển thị 3 bước hoạt động của máy là Sấy, Nghiền và Làm nguội. Dưới cùng là một nút để chạy chế độ tự vệ sinh và nút để reset bộ lọc không khí.

Phía sau lưng máy sẽ có một bộ lọc than hoạt tính để lọc mùi thực phẩm trong quá trình máy chạy.
ichini-thung-rac-04.JPG

 
Đã đăng : 16/08/2024 3:20 sáng
Anh Nhat Vo
(@anhnhat)
Bài viết: 36
Thành viên sắt
 

bây giờ có máy tái chế mini luôn, mới biết à nhen

 
Đã đăng : 12/09/2024 1:24 sáng
Chia sẻ: