Học sinh TPHCM sẽ phải đóng học phí và hàng chục khoản phí khác theo quy định của địa phương này. Những khoản phí, học phí nào? Mời bạn đọc theo dõi chi tiết…
Học phí được chia thành 2 nhóm
Trong đó, nhóm 1: Học sinh tại các trường ở TP Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân; Nhóm 2: Học sinh tại các trường ở huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Mức thu như sau:
Mức học phí đối với cấp tiểu học làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đảm bảo trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.
Trẻ em mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024–2025 (được hưởng từ ngày 1/9/2024) và học sinh THCS được miễn học phí từ năm học 2025–2026 (được hưởng từ ngày 1/9/2025).
Mức thu học phí từ năm học 2024–2025 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên được thực hiện trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí theo mỗi đầu học sinh, trình UBND TPHCM để đề nghị HĐND TPHCM xem xét phê duyệt.
Cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn.
Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến bằng 50% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành.
XEM THÊM>>Học phí Đại học công lập cả trăm triệu/năm sinh viên chịu áp lực rất lớn
9 khoản thu dịch vụ trong trường học được HĐND thông qua
Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo Nghị quyết số 13/2024/NQ-HĐND và các khoản thu tổ chức các hoạt động giáo dục khác, trường học thực hiện theo đúng danh mục các khoản thu và mức thu được quy định tại Điều 2 nghị quyết này.
Căn cứ tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh, cơ sở giáo dục tổ chức thống nhất với cha mẹ học sinh mức thu cụ thể nhưng không vượt quá mức thu quy định tại nghị quyết này và không được cao hơn 15% so với mức thu đã thực hiện trong năm học 2023-2024.
Cụ thể các khoản thu:
Sở GD-ĐT đưa ra 17 khoản thu khác, tùy theo cấp học
Các khoản thu tổ chức các hoạt động giáo dục khác:
1. Tiền tổ chức 2 buổi/ngày;
2. Tổ chức dạy tăng cường môn mgoại ngữ;
3. Tiền tổ chức dạy tin học (dạy tăng cường môn tin học; hoạt động giáo dục công dân số);
4. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và chương trình nhà trường (dạy các lớp năng khiếu, thể dục tự chọn, câu lạc bộ, học bơi; dạy kỹ năng sống; giáo dục STEM; học ngoại ngữ với người nước ngoài; học ngoại ngữ sử dụng phần mềm bổ trợ; chương trình học ngoại ngữ thông qua môn toán và khoa học; các hoạt động giáo dục ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra các chứng chỉ quốc tế; các hoạt động giáo dục khảo sát làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo);
5. Tổ chức dạy học nghề tại các cơ sở giáo dục thường xuyên;
6. Dạy bổ sung kiến thức tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
Các khoản thu tổ chức các hoạt động giáo dục thực hiện theo các đề án:
7. Tổ chức các lớp học theo Đề án “Dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam”;
8. Tổ chức các lớp học theo Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TPHCM theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030”;
9. Tổ chức thực hiện Đề án “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”;
10. Tiền thực hiện chương trình kích cầu đầu tư.
Các khoản thu cho cá nhân học sinh:
11. Mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú;
12. Mua sắm đồng phục học sinh;
13. Học phẩm – học cụ – học liệu;
14. Suất ăn trưa bán trú;
15. Suất ăn sáng (đồng/học sinh/ngày);
16. Tiền nước uống (đồng/học sinh/tháng);
17. Tiền trông giữ xe học sinh (đồng/xe/lượt).
Ngành giáo dục sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thu chi đầu năm học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc theo phân cấp quản lý, kịp thời chấn chỉnh tình trạng thu các khoản không đúng quy định.
Mỗi đầu năm là các cha mẹ đều lo cho con cái