Giao diện chính của SearchGPT bắt đầu bằng một ô tìm kiếm lớn với dòng chữ "Bạn muốn tìm kiếm cái gì?". Khi người dùng gõ thông tin cần tìm kiếm vào, thay vì trả về danh sách các link trang web như truyền thống giống Google hay Bing, SearchGPT sẽ tổ chức lại các thông tin cung cấp cho người dùng. Cuối mỗi kết quả mới có dẫn về link nguồn có liên quan.
Trong thí dụ demo lúc ra mắt, OpenAI dùng SearchGPT để tìm kiếm thông tin về lễ hội âm nhạc và bộ máy tìm kiếm trả về các thông tin về những lễ hội mà nó tìm được ở một khu vực, tự viết mô tả, các thông tin chính của từng lễ hội đó, cuối đoạn mô tả là link nguồn. Sau khi kết quả tìm kiếm trả về, người dùng có thể hỏi tiếp về các thông tin đã được cung cấp hoặc bấm vào các link có liên quan hiện ở side bar.
Hiện tại, SearchGPT vẫn chỉ trong giai đoạn prototype. OpenAI nói rằng nó được vận hành bằng các model GPT-4 và sẽ chỉ cho 10 ngàn user dùng thử khi ra mắt. Công ty cũng nói với The Verge rằng họ đang làm việc với các đối tác bên thứ 3 và sử dụng những nội dung cung cấp bởi các bên này để hiện kết quả cho truy vấn của người dùng.
Việc OpenAI ra mắt SearchGPT được cho là sẽ đối đầu trực tiếp với Google vốn đã thống trị thị trường bộ máy tìm kiếm trong hàng chục năm qua. Từ năm ngoái đến giờ, trước nguy cơ đe dọa bởi các hãng AI mới nổi, Google cũng bắt đầu đẩy mạnh các công cụ AI tích hợp vào hệ sinh thái hiện có của công ty để cung cấp cho người dùng.
SearchGPT hiện cũng đánh vào 1 đối thủ tương tự là Perplexity (tài trợ bởi Jeff Bezos) vốn cũng tạo ra công cụ trả lời bằng AI. Perplexity hiện đang đứng trước làn sóng chỉ trích vì tính năng tóm tắt bằng AI bị các nhà xuất bản cho là sao chép nội dung của họ. OpenAI nói rằng cách tiếp cận của họ khác với Perplexity. Cụ thể, SearchGPT sẽ hợp tác với các nhà xuất bản lớn, thí dụ như WSJ, AP, Vox,... để dùng dữ liệu và hiện kết quả tin tức theo thời gian thực.
Theo OpenAI, cách làm này sẽ giúp các nhà xuất bản có thêm một cách để "hiển thị nội dung của họ thông qua bộ máy tìm kiếm của OpenAI". Các nhà xuất bản có thể không cho sử dụng dữ liệu của họ để train model của OpenAI nhưng vẫn có thể hiện kết quả từ họ lên bộ máy tìm kiếm. Từ đó, OpenAI nói rằng SearchGPT sẽ giúp kết nối người dùng tới các nhà phát hành một cách hiệu quả hơn thông qua việc trích dẫn và hiện link trên kết quả tìm kiếm. Công ty tuyên bố rằng các kết quả trả về sẽ rõ ràng, rành mạch, có để tên bên cung cấp thông tin và đường dẫn để người dùng biết thông tin đó ở đâu ra, từ đó nhanh chóng tương tác với link gốc hiện ở side bar.
Trên thực tế, thông tin về SearchGPT đã được đồn từ nhiều tháng nay. Từ tháng 2, The Information đã đưa tin về sự phát triển của nó, sau đó Bloomberg cũng đưa nhiều thông tin hơn vào tháng 5. Đồng thời cũng có thông tin trước đây nói rằng OpenAI đang tích cực chiêu mộ nhân viên từ Google để về team phát triển seach engine cho công ty. Một số người dùng trên X cũng nhiều lần đăng tải các động thái cho thấy thông tin về SearchGPT.
Dù những tiến bộ của OpenAI đã giúp công thu hút được hàng triệu người dùng nhưng đồng thời, chi phí hoạt động của công ty cũng đã tăng lên đáng kể. Báo cáo mới đây nói rằng chi phí train model của AI đã len tới 7 tỷ đô trong năm nay và việc họ có hàng triệu người dùng vẫn đang xài ChatGPT miễn phí cũng chỉ làm tăng thêm gánh nặng chi phí cho mỗi lần họ truy vấn. Và đối với SearchGPT, mặc dù họ nói rằng nó miễn phí khi ra mắt và hiện nó không có quảng cáo, tuy nhiên họ cần phải sớm tìm ra cách kiếm tiền nếu muốn mô hình này hoạt dộng lâu dài.
sadada