Chuyển đến phần nội dung
×

Liên hệ với chúng tôi

Nữ Tiến sĩ tâm lý học chỉ ra: 1 hành động vô tình của cha mẹ có thể làm hỏng tương lai con cái

Nữ Tiến sĩ tâm lý học chỉ ra: 1 hành động vô tình của cha mẹ có thể làm hỏng tương lai con cái

 
 
 

Tiến sĩ, nhà trị liệu người Mỹ, Tracy Hutchinson có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần và tâm lý học. Bà đã chỉ ra những sai lầm phổ biến cha mẹ gặp phải do cách giáo dục con. Một trong số đó chính là: Kìm hãm cảm xúc của trẻ.

Trẻ em cần được thể hiện cảm xúc của mình. Khi cha mẹ nói "đừng buồn quá" hoặc "không có gì to tát", nghĩa là họ đang gửi đi thông điệp cảm xúc không quan trọng, nên kìm nén.

Nếu con bạn biểu lộ nỗi sợ hãi trong tình huống nào đó, hãy nói: "Mẹ (bố) biết con đang sợ''. Sau đó, hãy hỏi con nghĩ điều gì sẽ giúp cảm xúc của mình tốt hơn. Cách này sẽ giúp con tự quản lý và đối phó với cảm xúc".

Ảnh minh hoạ

Trên thực tế, đôi khi chúng ta không để tâm vào những gì mình nói hay mình làm, vì hoặc là nghĩ rằng việc đó không quan trọng, không gây ảnh hưởng gì đâu. Hoặc là vì chúng ta cũng đã từng được đối xử như vậy trong quá khứ và chúng ta làm nó như một thói quen. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của trẻ.

Kiểm soát cảm xúc là khả năng tự kiềm chế, điều chỉnh và quản lý cảm xúc cũng như hành vi cho phù hợp trước một tình huống cụ thể nào đó. Nó bao gồm khả năng chống lại các phản ứng cảm xúc cao đối với các kích thích gây sự khó chịu, làm dịu bản thân khi buồn phiền, điều chỉnh để thay đổi kỳ vọng và xử lý sự thất vọng mà không cần bộc phát.

Dưới đây là một số cách mà cha mẹ có thể giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

1. Làm gương cho trẻ

Đầu tiên, cha mẹ cần là hình mẫu tốt trong việc thể hiện cảm xúc. Bạn cần đảm bảo chuyển động cơ thể, nét mặt, lời nói khớp với nhau. Khi tức giận, thay vì làm cho tình hình tồi tệ hơn bằng cách la hét, trách móc, cha mẹ hãy chỉ cho con cách giao tiếp hiệu quả với người đối diện.

Đồng thời, cha mẹ cần thể hiện cảm xúc của mình trong cuộc nói chuyện để trẻ thấu hiểu. Chẳng hạn, bạn có thể nói: "Mẹ rất buồn khi con ném đồ ăn vào thùng rác"; "Mẹ rất vui khi thấy con đặt đồ chơi vào đúng vị trí khi chơi xong". Đây chính là cách mà cha mẹ đang dạy trẻ kiểm soát tốt cảm xúc của mình.

2. Quan sát cảm xúc, tâm trạng của trẻ

Điều này khiến trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương từ cha mẹ và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của bản thân. Từ đó, cha mẹ hãy đưa ra cách giải quyết vấn đề và giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

3. Hãy trò chuyện với trẻ về cảm xúc

Cha mẹ hãy trò chuyện để giúp trẻ hiểu được các loại cảm xúc khác nhau mà trẻ có thể cảm nhận được. Đồng thời, cha mẹ hãy nói về nét mặt, các loại hành vi đến từ các loại cảm xúc khác nhau như thế nào.

Ngoài ra, hãy để trẻ thể hiện một cảm xúc nào đó. Sau đó, cha mẹ hãy cùng trẻ giải thích lý do tại sao trẻ lại cảm thấy như vậy và thể hiện những hành vi nhất định để minh họa.

Chẳng hạn nếu trẻ đang đỏ bừng mặt, hai tay chống nạnh, cha mẹ có thể nói: "Ngôn ngữ cơ thể cho biết con đang tức giận. Nhưng con có thể dùng lời nói để giải thích tâm trạng, cảm xúc hiện tại, thay vì dùng những cách cực đoan". Cha mẹ hãy đưa ra những gợi ý nhỏ giúp con học cách giải thích cảm xúc, kiểm soát tâm trạng tiêu cực.

4. Hướng dẫn trẻ những giải pháp lành mạnh

Cha mẹ nên hướng dẫn con cách kiểm soát và giải tỏa cảm xúc để không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Hãy xác định một hoặc nhiều cách phù hợp với trẻ. Vì mỗi đứa trẻ đều khác nhau và là duy nhất nên trẻ cần kỹ thuật khác nhau để lấy lại sự bình tĩnh.

Cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý gồm: Cho trẻ nghe nhạc, tô màu, vẽ tranh, đi đến khu vực yên tĩnh, bóp bóng, uống nước lạnh hoặc chơi thú nhồi bông để giảm căng thẳng...

Bên cạnh đó, một cách hay giúp trẻ kiểm soát cảm xúc là viết lại những câu chuyện đã xảy ra trong ngày. Trong câu chuyện, cha mẹ hãy hướng trẻ viết về những điều khiến trẻ buồn bực, tức giận và những phương pháp giúp bản thân bình tĩnh hơn. Sau đó, hãy cùng trẻ đọc lại và thảo luận về những câu chuyện này, cũng như tình huống có thể xảy ra khiến trẻ khó chịu.

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...