Chuyển đến phần nội dung
×

Liên hệ với chúng tôi

[ToMo] 5 Chiến Lược Giúp Doanh Nghiệp Tăng Trưởng Liên Tục

[ToMo] 5 Chiến Lược Giúp Doanh Nghiệp Tăng Trưởng Liên Tục

Ông William S. Burroughs là một nhà văn người Mỹ nổi tiếng, đã từng nhấn mạnh rằng,

“When you stop growing, you start dying.” ( Tạm dịch: Khi bạn ngừng phát triển, cũng là lúc bản thân bạn đang dần héo mòn.”)

Suy cho cùng, ngành công nghiệp nào cũng có những sự cạnh tranh, nên đối với các doanh nghiệp, rất khó để phải đưa ra những phương án đúng đắn cho vòng đời của họ. Nên các doanh nghiệp buộc phải phát triển một cách đều đặn, nếu họ không muốn để các doanh nghiệp khác vượt mặt.

Để doanh nghiệp đạt được mức độ tăng trưởng liên tục chẳng hề dễ dàng. Nếu thế thì mọi doanh nghiệp đều sẽ làm được điều đó và bạn cũng chẳng ở đây để đọc bài viết này.

Nhưng thật ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng các cách tiếp cận đã được kiểm chứng theo thời gian để giúp cho sự tăng trưởng doanh nghiệp một cách liên tục. Bằng việc kết hợp chúng lại với nhau để hình thành nên kế hoạch tăng tưởng toàn diện và bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể tự mình đi được trên con đường thành công lâu dài và bền vững.

Các Chiến Lược Giúp Doanh Nghiệp Tăng Trưởng Liên Tục

Dưới đây là 5 chiến lược tốt nhất bạn có thể áp dụng để phát triển doanh nghiệp một cách đều đặn.

1.    Đầu tư vào Quản trị nhân tài

Giả sử bạn được khảo sát một trong những doanh nghiệp thành công nhất thế giới thì bạn sẽ thấy rằng các doanh nghiệp đó hầu như đều có điểm chung. Chính là họ cố gắng thu hút các nhân tài có sẵn tốt nhất để giúp cho nhân viên họ liên tục nâng cao kỹ năng.

 

Lý do cho việc này rất đơn giản: Sự phát triển của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào sự cống hiến của nhân viên. Nói cách khác, nhiều người lao động giỏi và có năng lực hơn đồng nghĩa với việc năng suất và tăng trưởng nhiều hơn.

Thực tế, có đến 72% các lãnh đạo thuộc bộ phận Đào tạo và Phát triển (L&D) chỉ ra rằng L&D là một phần quan trọng trong các tổ chức của họ. Vì thế, một trong những phương pháp mấu chốt mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để đạt được sự tăng trưởng là nỗ lực đầu tư vào chương trình quản trị nhân tài.

Nếu làm theo cách trên, thì các doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu quan trọng bao gồm:

·       Cải thiện hiệu suất nhân lực – việc này giúp cho doanh nghiệp thúc đẩy tiền công năng suất.

·      Điều chỉnh kỹ năng của nhân lực cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp -  đảm bảo rằng doanh nghiệp đó trả lương cho những người lao động có khả năng giải quyết các nhiệm vụ phát sinh trong kinh doanh.

·       Cải thiện chỉ số tương tác và số liệu duy trì – giữ cho nhân viên luôn hứng thú làm việc và tránh tình trạng nghỉ việc và mất việc

·       Tạo ra con đường thăng tiến – thông qua việc thăng chức nội bộ (dựa trên việc tiếp thu kỹ năng mới) để trao cơ hội việc làm bổ sung cho nhân viên.

Chung quy lại, một chương trình phát triển nhân tài chất lượng cao sẽ nâng cao mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Và đó là cách tốt nhất   để tạo nên sự tăng trưởng lâu dài bền vững.

2.    Tạo ra Phễu bán hàng

Dù nhìn ở góc độ nào thì các doanh nghiệp phải có nguồn tài chính thì mới có thể phát triển được. Nghĩa là các chiến lược thúc đẩy lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là chiến lược thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhưng không có nghĩa là mọi nỗ lực trong việc cải thiện hiệu suất lợi nhuận ròng đều đủ điều kiện trở thành chiến lược cho sự tăng trưởng liên tục. Chẳng hạn, có thể cải thiện lợi nhuận ròng bằng việc giảm thiểu nhân sự, nhưng đó chỉ là sự suy giảm, không phải sự tăng trưởng.

Để khuyến khích việc tăng trưởng, điều cần thiết đối với các doanh nghiệp chính là tìm cách tăng dòng tiền vào nhưng đừng tăng đáng kể, cũng như cải thiện hiệu suất bán hàng.

Có một cách để doanh nghiệp làm được việc này chính là đầu tư để phát triển bộ phận bán hàng, cung cấp nguồn lực để xác định và theo đuổi các khách hàng tiềm năng mới. Điều này sẽ giúp cho việc tăng trưởng nhưng cũng có thể phải trả giá đắt.

Thay vào đó, đầu tư vào việc xây dựng và duy trì Phễu bán hàng sẽ tốt hơn. Làm như vậy là cách tốt nhất để cải thiện doanh số mà không cần phải thêm nguồn chi phí nào đáng kể. Có vô số lý do cho việc này.

Đầu tiên phải kể đến phễu bánh hàng giúp cải thiện tỷ suất hoàn vốn cho việc nỗ lực tiếp thị của các doanh nghiệp. Bằng cách chuyển đổi các khách hàng tiềm năng mới thành quy trình được thiết kế rõ ràng.

Việc tối ưu hóa chi phí tiếp thị theo cách này có thể giúp cho doanh nghiệp giảm chi tiêu cho việc tiếp thị mà không ảnh hưởng đến kết quả. Hơn nữa vừa giúp doanh nghiệp giữ nguyên số tiền cần chi tiêu, vừa nhận được kết quả tốt hơn từ lợi nhuận ròng.

Phễu bán hàng còn đảm bảo được rằng luôn có khách hàng trong quá trình bán hàng, làm tăng nguồn doanh số một cách ổn định. Đấy là doanh thu nhất quán có thể khiến cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp. Nó còn tạo ra nền tảng tài chính cho phép doanh nghiệp mở rộng chi nhánh sang thị trường mới và cả phạm vi kinh doanh, chắc chắn rằng việc vận hành cốt lõi sẽ vững mạnh.

Nhưng chưa hết. Việc điều chỉnh lại các nỗ lực bán hàng để hỗ trợ phễu bán hàng cũng sẽ cải thiện toàn bộ bộ phận bán hàng một cách hiệu quả.

Chẳng hạn như, việc này giúp cho doanh nghiệp chọn ra những nhân tài có thể đưa ra những đề xuất mua hàng cho những khách hàng hàng đầu để chuyển đổi. Đây là cách tốt nhất để sử dụng thời gian của họ và sẽ luôn tạo ra nhiều doanh số. Sau đó, các nhân viên hỗ trợ bán hàng còn lại sẽ có thể tập trung vào việc giữ khách hàng luôn có giao dịch trong suốt quá trình bán hàng.

Lợi nhuận ròng chính là đầu tư vào việc tạo ra phễu bán hàng để tạo nên sự tăng trưởng doanh thu dài hạn cho doanh nghiệp, và là điều cần thiết nhất để doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng toàn diện liên tục.

3.    Ra quyết định dựa trên dữ liệu

Trước kia, các lãnh đạo doanh nghiệp khi đưa ra quyết định kinh doanh quan trọng thì hay dựa vào trực giác giống như cách họ làm trong việc nghiên cứu thị trường. Đó là trường hợp đặc biệt khi đánh giá các ý tưởng sản phẩm mới hay là các cơ hội mở rộng thị trường. Và đó là những quyết định mang tính kết nối trực tiếp với những triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Vấn đề ở đây là nếu đưa ra quyết định sai lầm ở những lĩnh vực đó sẽ dẫn đến những tổn thất tài chính đáng kể và việc này sẽ hủy hoại đi sự tăng trưởng. Khi sai lầm dẫn đến sự tốn kém, thì các doanh nghiệp cần phải thu hẹp phạm vi hoạt động để tồn tại. Nghĩa là các lãnh đạo doanh nghiệp không được mắc sai lầm trong việc tìm kiếm để tạo dựng nên sự tăng trưởng liên tục.

Mặc dù các lãnh đạo doanh nghiệp không cần phải dựa vào bản năng để đưa ra quyết định. Ngày nay, họ có thể chuyển sang các hoạt động có giá trị, doanh số và dữ liệu của bên thứ 3 để có được tầm nhìn cần thiết trong việc đưa ra quyết định đúng đắn. Nhưng để làm điều đó thì các doanh nghiệp phải biến các chiến lược đầu tư thành dữ liệu và tiến hành hoạt động phân tích.

Điều đầu tiên họ cần phải khám phá chính là thành lập một nhóm phân tích nội bộ. Việc này sẽ đảm bảo rằng các doanh nghiệp có đủ nhân tài thích hợp để khai thác dữ liệu.

Nhưng đó không phải là tất cả. Việc đầu tư vào đào tạo cho những nhân viên đưa ra quyết định có được nhữung kỹ năng phân tích để đưa ra những thông tin từ dữ liệu và đưa chúng vào sử dụng trong những quy trình tính toán của họ. Vừa hay, đó là nỗ lực nên được truyền tải cho các cấp hoạt động của doanh nghiệp.

Sau cùng thì mục tiêu là tạo dựng và duy trì một văn hóa lấy dữ liệu để đưa ra những thông tin được cung cấp cho công ty. Đó là cách tốt nhất để cải thiện các bước mở rộng mà doanh nghiệp chọn sẽ có tỉ lệ thành công cao, điều này tạo nên sự cân bằng nhằm nuôi dưỡng cho sự mở rộng liên tục đó.

4.    Xây dựng chiến lược đa dạng hóa

Ngành công nghiệp nào cũng chỉ có 2 con đường cho sự tăng trưởng liên tục. Thứ nhất là thống trị thị trường. Ở kịch bản này, cơ hội tăng trưởng đến từ việc cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp khác  và chiếm lấy thị phần của họ. Nhưng thật ra, việc thống trị thị trường có thể tạo ra những giới hạn cho việc tăng trưởng.

Minh chứng chính là câu chuyện của “Gã khổng lồ” Amazon. Vào năm 1994, công ty này đã chiễm lĩnh thị trường sách điện tử. Cuối cùng, công ty này cũng làm được điều đó và đồng thời điều này cũng đưa các nhà sách đến bờ vực nguy hiểm. Nhưng từ năm 1998, có thể thấy rõ được rằng chỉ doanh số bán sách mới đưa công ty tiến xa trên thị trường.

Sự đa dạng hóa là lý do để Amazon theo đuổi con đường tiềm năng thứ 2 cho sự tăng trưởng liên tục. Họ thêm âm nhạc và trò chơi điện tử vào ấn phẩm sản phẩm của họ, phần còn lại là lịch sử.

Ngày nay, không có gì là Amazon không bán. Công ty cũng đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất trên thế giới và đi đầu về việc xây dựng mạng lưới hậu cần và vận chuyển.

Câu chuyện của Amazon cho chúng ta một bài học sâu sắc về những điều cần có cho sự tăng trưởng liên tục. Đó là lý do bất kì doanh nghiệp nào đang tìm kiếm chiến lược cho sự tăng trưởng nên tạo ra một kế hoạch đa dạng hóa càng sớm càng tốt. Vấn đề ở đây là luôn để mắt vào các lĩnh vực tương lai có thể được mở rộng, việc này sẽ cho doanh nghiệp thêm phần phát triển.

Việc nhắm vào sự đa dạng hóa lập tức là điều không cần thiết. Thực ra,  các doanh nhân giàu kinh nghiệm không đưa ra lời khuyên như thế, họ muốn các công ty nhỏ nên tập trung vào cách tiếp cận tăng dần vào sự đa dạng hóa hơn là vẽ ra những kế hoạch dài hạn phức tạp.

Nhưng phải luôn tiếp cận các sản phẩm và thị trường mới (nếu được) vì đây là cách tốt nhất cho sự tăng trưởng liên tục cho công ty của bạn.

5.    Tìm kiếm các kênh phân phối mới

Trong nhiều trường hợp, một khi các doanh nghiệp khi bắt đầu đầu tư vào phát triển các sản phẩm mới thì họ thường nghĩ rằng doanh số các sản phẩm hiện có đã đạt đến mức tối đa. Thường thì các sản phẩm sẽ gia tăng doanh số và mở rộng khách hàng. Điều này hợp lý nhưng không ít rủi ro.

Phát triển sản phẩm mới đồng nghĩa việc phải chi tiêu. Nếu như sản phẩm mới này không thành công, thì khoản đầu tư lúc đầu sẽ mất hoàn toàn mà chẳng có thêm được lợi nhuận ròng nào cả. Vì thế nên các doanh nghiệp sẽ tốt hơn nếu tìm kiếm các kênh phân phối mới cho các sản phẩm của họ.

Một ví dụ điển hình cho việc này chính là sự mở rộng không gian bán lẻ truyền thống của Allbirds mới đây. Công ty này lúc mới bắt đầu là một nhãn hàng trực tuyến chuyên về giày dép, họ đã thống trị thị trường này trong những năm gần đây. Nhưng họ sớm nhận ra rằng con đường chắc chắn nhất cho sự tăng trường chính là cung cấp các sản phẩm của họ cho những cửa hàng bán lẻ ngoài thị trường trực tuyến.

Bước đi này giúp họ mở rộng doanh số các sản phẩm cốt lõi của họ bằng việc tiếp cận nhiều người đến với họ hơn. Và điều này cũng làm cho doanh số được thúc đẩy trong những khách hàng có sẵn. Theo báo cáo của nhãn hàng, những người mua hàng đến cửa hàng trực tiếp và trực tuyến thường tiêu gấp 1.5 lần hơn những người chỉ mua hàng ở một trong hai nơi.

Cách kết hợp các chuỗi cửa hàng lại với nhau là cách tiếp cận tốt nhất. Bằng cách phân tích dữ liệu trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và cách họ tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ, trước khi đầu tư có thể chọn kênh phân phối tối ưu nhất. Một phương thức đang phát triển khác chính là điện thoại, với 90% người dùng internet kết nối thông qua điện thoại, một trang web dễ dàng kết nối và phản hồi cho điện thoại là chìa khóa để mở rộng doanh thu của công ty vì lượng người sử dụng điện thoại ngày càng tăng.

Điểm mấu chốt là tìm ra những cách để phân phối các sản phẩm nổi trội đã được chứng minh, đây là cách ít rủi ro nhất để tạo nên sự tăng trưởng. Và một khi đã thực hiện tốt, nó có thể trở thành nền tảng cho chiến lược tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp.

Kết luận

Tóm lại, nếu không tìm được con đường tăng trưởng thì không một doanh nghiệp nào có thể phát triển được. Nhưng có sự khác biệt giữa việc đạt được sự tăng trưởng và việc đạt được sự tăng trưởng liên tục.

Nhưng không tốn quá nhiều để đạt được sự tăng trưởng, đôi khi nó sẽ xảy đến một cách tự nhiên. Nhưng để đạt được sự tăng trưởng liên tục cần phải đưa ra kế hoạch cẩn thận và tốn rất nhiều công sức.

5 chiến lược đã được liệt kê chi tiết đều cung cấp cho doanh nghiệp sự tăng trưởng liên tục. Tốt nhất là kết hợp chúng lại với nhau. Bằng cách này, chúng tạo nên một kế hoạch toàn diện và hoàn hảo để biến doanh nghiệp trở thành một doanh nghiệp với tiềm năng tăng trưởng vô hạn.

_____________

Tác giả: Chris Porteous

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...