“Tôi nhận ra rằng cuộc sống của mình trở nên tốt hơn khi luôn nhìn nhận người khác với sự cố gắng tốt nhất họ có thể. Điều đó giữ tôi khỏi những phán xét, tập trung vào hiện tại mà không phải là những gì nên hay có thể.” ~Brené Brown
Tôi có một nguyên tắc yêu thích rất đơn giản là Mọi người đều đang làm hết sức những gì họ có thể. Tin theo nguyên tắc đó, cách nhìn của tôi về chính mình cũng như người khác đã hoàn toàn thay đổi.
Ý tưởng này được đưa khám phá bởi một nhóm các nhà thực hành tôn giáo, tâm linh và sức khỏe. như Deepak Chopra đã nói, “Mọi người đều đang làm tốt nhất có thể từ mức độ nhận thức của riêng họ.”
Thời gian đầu, đây là một khái niệm không mấy dễ dàng để hiểu cũng như thực hành. Trong một nền văn hóa khi chúng ta liên tục bị thúc giục phải làm nhiều hơn, làm tốt hơn, xuất sắc hơn, câu khẩu hiệu “Tôi đang cố hết sức mình” nghe có thể là sự tự mãn, mà cũng có thể giống một lời bào chữa. Nhưng hãy đi ngược lại nền văn hóa tiến lên đó, tự hỏi rằng “Nếu ngay bây giờ, tôi tự giới hạn khả năng thì sao? Liệu điều đó có ổn hay không?”
Tôi nhận ra điều này vào năm 2016, chỉ vài tuần sau khi tôi bắt đầu bỏ rượu. Đó là thời điểm không hề dễ dàng, sự lo lắng luôn bám lấy tôi khi không còn được rượu giúp xua đuổi như trước.
Tôi tránh xa những quán bar hay club nhưng rồi lại cảm thấy hối hận và nhàm chán khi phải dành cả ngày thứ bảy chỉ ở nhà. Các mối quan hệ bạn bè tạo bằng những cốc rượu trước đây giờ cũng trở nên vô cùng gượng gạo khi không còn chung chủ đề. Tôi biết rằng cơ thể mình cần được tránh xa rượu và vì vậy, tôi không thể chấp nhận được chuyện những mối quan hệ xã hội của mình bị ảnh hưởng chỉ bởi việc đó. Chỉ là tôi chưa đủ cố gắng.
Tâm trí tôi rối bời trong một khoảng thời gian khá lâu cho đến khi tôi nhận ra rằng: “Tôi vẫn luôn đang cố hết sức từ khả năng của bản thân.”
Lúc đầu, tôi bị bối rối. Một phần trong tôi muốn tiến lên, một phần lại chùn bước, chế nhạo những gì mà tôi đang nghĩ là tốt nhất. “Nhưng ngoài kia vẫn có những người biết dùng rượu điều độ, vẫn có những người duy trì tiếp được mối quan hệ xã hội năng động và sâu rộng.”
Nguồn ảnh: Pinterest
Ngay lúc đó, tôi nhận ra rằng tiêu cực chỉ khiến mọi thứ trở nên vô ích. Tiêu cực không bao giờ khơi gợi cảm hứng hay năng lượng trong tôi. Nó là thứ vòng lặp đầy xấu hổ khiến tôi chìm mãi trong yếu đuối và hối hận.
Vì vậy, qua thời gian, tôi bắt đầu hiện thực nguyên tắc này vào chính mình. Và từ đó, một tấm chăn đã được phủ lên tôi một cách đầy thoải mái. Lần đầu tiên sau nhiều tuần, tôi có thể ngồi lại trên ghế sofa và xem Vampire Diaries mà không tự ghét mình. Tôi đã tìm thấy được bình yên trong những khoảnh khắc hiện tại và chấp nhận -thậm chí không phải chấp nhận, mà là tự hào -rằng bản thân tôi đang làm tốt nhất.
Tôi thấy rằng nguyên tắc này là điều dễ dàng nhất mà tôi có thể làm vào thời kỳ khủng hoảng chìm sâu nhất.
Sau cuộc chia tay đầy đau đớn vào tháng Tám năm ngoái, việc ra khỏi giường vào mỗi sáng với tôi trở nên rất tốn năng lượng. Cảm giác đau khổ cản trở tôi với mọi hoạt động, hủy bỏ kế hoạch vào phút cuối, từ chối các cuộc gọi vì công việc và chỉ biết gọi điện cho bạn bè để than khóc.
Bởi vì tôi đang dùng hết năng lượng bên trong để vượt qua mỗi ngày, nên tôi dễ dàng chấp nhận được rằng tôi đang dùng hết sức của mình. Trong khoảng thời gian đó, tôi cho phép bản thân không cần làm nhiều hơn, cũng không cần làm “tốt hơn”. Nên dù là những tháng ngày đau khổ, đó cũng là những tháng ngày yên bình nhất trong cuộc đời tôi.
Dù vậy, vấn đề ở đây là: chúng ta không cần phải chạm đáy mới biết thương xót bản thân.
Chúng ta không cần phải đau khổ, tan vỡ hay tuyệt vọng. Đó có thể chỉ là một ngày khó khăn. Có thể chỉ là chút lo lắng. Nhưng từ đó hãy nhìn mà xem, mọi việc trở nên như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta, và nhận thức biến động như nào lại hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc (đau đớn, căng thẳng, lo lắng, sợ hãi), thể chất (ốm đau, bệnh tật, chất lượng giấc ngủ), lịch sử bản thân (thói quen, chấn thương, cách thức giao tiếp xã hội) và còn nhiều hơn nữa.
Khi xem xét đến tầm ảnh hưởng của mọi thứ với khả năng thể hiện như chúng ta muốn, chúng ta nhận ra rằng suy nghĩ tiêu cực hạn chế bản thân như thế nào. Chúng ta cũng bắt đầu hiểu rằng, mọi người, ai cũng đều trải qua rất nhiều chuyện phức tạp nên sự so sánh là điều hoàn toàn vô ích.
Nguyên tắc này có thể được áp dụng trong một số trường hợp như:
Mắc Kẹt Trong Một Chu Kỳ Ngưng Trệ
Đó là khi có một người bạn luôn phàn nàn về vòng tròn đơn điệu trong cuộc sống của họ nhưng dường như lại không thể phá vỡ được vòng tròn đó: họ ghét công việc họ đang làm nhưng không thể bỏ nó, họ phàn nàn về người yêu nhưng lại không thể thoát ra được khỏi mối quan hệ đó.
Chúng ta luôn phải nghe những lời phàn nàn từ những người bạn đó và vô cùng mệt mỏi khi câu chuyện đó bị lặp đi lặp lại mỗi ngày. Những lời khuyên của chúng ta như “chỉ cần bỏ việc” hay “chỉ cần chia tay” cũng chỉ như gió thoảng qua tai khi chúng ta còn thậm chí không hiểu được rằng họ đang làm tốt nhất có thể vào thời điểm đó bởi họ hài lòng với sự quen thuộc hay an toàn tại thời điểm hiện tại và không có nhu cầu khám phá thêm.
Trong ham muốn của họ chất chứa nỗi lo lắng, nhưng lại không dám hành động. Những hạn chế về năng lượng cảm xúc (hoặc đôi khi là tài chính) khiến họ khó có thể tiến lên.
Bằng cách chấp nhận rằng chúng ta đang làm tốt nhất có thể, chúng ta sẽ có được món quà của sự tự chấp nhận và tự yêu thương. Chỉ như vậy, chúng ta mới dám thay đổi theo hướng tích cực, lâu dài trong hành động hoặc hành xử.
Tổn Thương Trong Tuổi Thơ Từ Cha Mẹ
Có thể đặc biệt khó khăn để áp dụng nguyên tắc này cho những người đã làm tổn thương chúng ta sâu sắc nhất. Nhưng thường thì, đó là những người xứng đáng nhất với sự cảm thông của chúng ta.
Cha mẹ có trách nhiệm với con cái của họ, và những người cha người mẹ đã làm tổn thương, bỏ bê, làm xấu hổ hoặc gây hại cho con cái họ đang không làm tròn trách nhiệm của họ. Nhưng đôi khi, sự không tròn đó lại đến từ chính sự thiếu sót trong con người họ. Dù vậy, họ cũng đang làm tốt nhất có thể.
Có nhiều khả năng là bởi cha mẹ của chúng ta đã không học được các kỹ năng nuôi dạy con cái cần thiết từ chính cha mẹ họ. Có thể họ chưa bao giờ được chữa lành những vết thương cũ hoặc chưa bao giờ phát triển các kỹ năng đối phó cần thiết để xử lý những cảm xúc mãnh liệt. Nguyên tắc này dù rất khó khăn, nhưng lại cần thiết để có thể chữa lành và gắn bó với cha mẹ hay những thành viên khác trong gia đình.
Nguồn ảnh: Pinterest
Rối Loạn Ăn Uống (Hoặc Tình Trạng Gây Nghiện Khác)
Đây từng là tôi, và phải mất nhiều năm tôi mới chấp nhận rằng ngay cả khi tôi đang ở đỉnh điểm của chứng rối loạn ăn uống, tôi cũng đang làm tốt nhất có thể.
Nhìn từ bên ngoài, giải pháp có vẻ đơn giản: “Đặt bánh xuống.” “Đừng ăn phần thứ ba.” Nhưng đối với những người gặp vấn đề về thức ăn, rượu, tình dục, ma túy, bất cứ thứ gì – nỗi lo lắng hoặc sự trống rỗng khi không được sử dụng là không hề đơn giản hay nhẹ nhàng.
Ngay khi chúng ta từ chối sử dụng những thứ có hại đó và muốn tự mình vượt qua, chúng ta cần phải có động lực vô cùng lớn, đó là tình yêu với chính bản thân, tự do và hơn cả là sự hỗ trợ từ bạn bè và người thân. Những người đang trong cơn nghiện thường bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn giữa đau đớn của buông xuôi, xấu hổ và tự phán xét, điều này càng làm sản sinh thêm những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến quá trình từ bỏ sự lệ thuộc vào những chất có hại.
Nhưng Bằng cách chấp nhận rằng chúng ta đang làm tốt nhất có thể, chúng ta sẽ có được món quà của sự tự chấp nhận và tự yêu thương. Chỉ như vậy, chúng ta mới dám thay đổi theo hướng tích cực, lâu dài trong hành động hoặc hành xử.
Một điều đáng chú ý là: Mọi chuyện đều có nhân quả của chính nó, và khi chúng ta làm tổn thương người khác, chúng ta phải chịu trách nhiệm. Lúc đó hãy đồng thời thừa nhận rằng mình đang làm tốt nhất có thể, ngay cả khi chúng ta còn “thiếu sót” trong mắt người khác. Tha thứ cho bản thân (và người khác) là một trải nghiệm cảm xúc vượt qua logic hay công bằng. Bởi khi làm vậy, chúng ta có thể lựa chọn không tự ép mình vào một tiêu chuẩn hoàn hảo tuyệt đối.
Tin rằng tất cả chúng ta đều đang làm tốt nhất có thể mở rộng trái tim chúng ta đến với lòng tốt và sự cảm thông. Nó cho phép chúng ta nhìn nhau dịu dàng hơn, sâu hơn và toàn diện hơn. Lần tới khi bạn cảm thấy thất vọng với bản thân, hãy dừng lại và tự nhủ rằng, có khi lúc đó, bạn đang làm tốt nhất khả năng mình.
Hãy ngồi xuống, lấy một tờ giấy, chia đôi nó. Một bên, viết ra những tiếng nói của những con quỷ bên trong bạn. Chính xác thì họ đang nói gì? Họ có gọi bạn là lười biếng, ích kỷ, độc ác không? Mặt còn lại, hãy xem xét những yếu tố bên trong và bên ngoài đã ảnh hưởng đến hành động hoặc quyết định của bạn. Hãy xem xét những trở ngại về cảm xúc, thể chất, lịch sử và tài chính mà bạn có thể phải đối mặt.
Khi những trở ngại đó trái ngược với những tiêu cực bên trong bạn, hãy kêu gọi lòng trắc ẩn và lòng tốt đối với bản thân bạn. Nếu người đó đang gặp khó khăn, hãy giảm bớt gánh nặng bằng cách làm dịu đi sự phán xét và thay thế những thông điệp tiêu cực đó bằng một sự thật: Rằng bạn đang làm tốt nhất có thể với những nguồn lực hiện có.
_____________
Tác giả: Hailey Magee
Chưa có bình luận nào!