Chuyển đến phần nội dung
[Youth Confessions] Ngành Ngôn Ngữ - Sinh Viên Ngành Ngôn Ngữ Và Nỗi Sợ Bị Ai “Cướp Việc” // [Youth Confessions] Ngành Ngôn Ngữ - Sinh Viên Ngành Ngôn Ngữ Và Nỗi Sợ Bị Ai “Cướp Việc” // [Youth Confessions] Ngành Ngôn Ngữ - Sinh Viên Ngành Ngôn Ngữ Và Nỗi Sợ Bị Ai “Cướp Việc”

[Youth Confessions] Ngành Ngôn Ngữ - Sinh Viên Ngành Ngôn Ngữ Và Nỗi Sợ Bị Ai “Cướp Việc”

Ngành ngôn ngữ anh nói riêng hay các ngành ngôn ngữ nói chung vẫn luôn bị gắn mác là “khó xin việc”, “không biết ra trường làm gì”. Chưa dừng lại ở đó, mạng xã hội cũng tràn ngập các nội dung về vấn đề này. Dần dần suy nghĩ ấy của mọi người được “củng cố” thêm và trở thành một “định kiến”. Song song với đó, sự phát triển của AI dường như cũng trở thành mội nỗi sợ cho dân ngoại ngữ, nhưng liệu có thực sự như vậy?

1.    Học ngôn ngữ chỉ học tiếng?

Sinh viên theo học ngành ngôn ngữ, đương nhiên là sẽ học ngôn ngữ đó rồi. Nhưng những gì sinh viên ngôn ngữ học không chỉ có vậy. Nếu chỉ đơn thuần học tiếng thì mình cũng công nhận là đi học trung tâm vừa rẻ vừa nhanh.

Bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ, sinh viên còn được học về văn hóa đất nước đó hoặc văn hóa các nước nơi ngôn ngữ đó được sử dụng. Sinh viên sẽ được tìm hiểu, đào sâu, khám phá thêm về phong tục tập quán, về truyền thống, về con người và chiều sâu văn hóa. Đây chính là cơ hội để sinh viên có thể mở rộng góc nhìn của bản thân về thế giới, khám phá những điều thú vị ở các nước bạn.

2.    Về cơ hội việc làm

Thực ra mình thấy cơ hội việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ cũng tương đối mở rộng. Học ngôn ngữ, đầu tiên chúng ta sẽ nghĩ ngay đến công việc giảng dạy ngôn ngữ đó. Ngoài ra, những bạn nào muốn trông bản thân thật ngầu giống trong phim “Người phiên dịch”, có đam mê và yêu thích biên phiên dịch thì các bạn cũng có theo học ngôn ngữ. Các bạn sinh viên sẽ được học các học phần như thực hành dịch nói, mô phỏng dịch hội thảo hay các môn bổ trợ có liên quan khác.

Nguồn ảnh: 

 

Như đã đề cập đến ở trên, các bạn sinh viên được tiếp cận với đa dạng nền văn hóa, đây cũng chính là một yếu tố quan trọng đối với một hướng dẫn viên du lịch tương lại. Thật vậy, nếu bạn thích bay nhảy, không thích sự nhàm chán, làm các công việc liên quan đến du lịch là rất phù hợp. Các công việc liên quan có thể là điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch hoặc có thể đảm nhận những vị trí khác trong các công ty du lịch.

Các bạn cũng có thể làm bất kỳ công việc khác liên quan đến lĩnh vực ngoài ngôn ngữ, từ marketing hay truyền thông. Miễn là bạn có đủ sự cố gắng, cầu tiến, luôn cố gắng tận dụng cơ hội và tự tạo cơ hội cho bản thân để học hỏi, rèn luyện, thực tập để lấy thêm kinh nghiệm “thực chiến”

3.    Bị AI “cướp việc”:

Đúng là AI giờ đây đã có thể dịch văn bản tương đối trơn tru, ít các trường hợp dịch “word by word” như hồi trước. Tuy nhiên, chúng vẫn còn nhiều những hạn chế như lời văn còn thiếu tính tự nhiên, thiếu linh hoạt. Khi đọc các đoạn dịch bởi AI đôi khi vẫn có cảm giác gượng gạo.

Trong quá trình làm dịch thuật tại các dự án, đôi khi mình cũng có sử dụng các công cụ dịch thuật tự động, nhưng mình thấy các công cụ ấy vẫn khá khó hiểu và đôi khi không thể đưa ra ý nghĩa một cách trọn vẹn nhất.

 Bởi vậy, các bạn sinh viên cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Hãy tiếp tục cố gắng học tập, chăm chỉ trau dồi kiến thức và phát triển bản thân.

Nguồn ảnh: 

 

 4.    Kết lại

AI giờ đây vẫn chỉ là công cụ hỗ trợ, chưa thể thay thế hoàn toàn con người trong công việc liên quan đến ngôn ngữ, như mọi người nghĩ. Ngôn ngữ liên quan đến vấn đề giao tiếp, và AI thì không phải con người. Giao tiếp, dịch thuật là công việc truyền tải thông tin giữa người với người.

Cuối cùng, mình chỉ muốn nói rằng học ngành nào cũng được, quan trọng bạn phải cố gắng, bạn phải nỗ lực và bạn phải thật “giỏi” trong lĩnh vực mà bạn đã chọn theo đuổi.

----------------------------

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...