Chuyển đến phần nội dung
×

Liên hệ với chúng tôi

[HCM] Chương Trình Cà Phê Gặp Gỡ Và Đối Thoại: Chuyên Đề Của GS Bùi Trân Phượng Thuyết Trình Tại Paris 2024 (Miễn Phí Tham Dự)

[HCM] Chương Trình Cà Phê Gặp Gỡ Và Đối Thoại: Chuyên Đề Của GS Bùi Trân Phượng Thuyết Trình Tại Paris 2024 (Miễn Phí Tham Dự)

Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Cà Phê Thứ Bảy, một dự án do nhạc sĩ Dương Thụ sáng lập và điều hành, phối hợp cùng với Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên Legend trên tinh thần phi lợi nhuận.

------------------------------------------------------------------

Phụ nữ Việt Nam, sáng tạo và dấn thân” là tên cuộc Hội thảo đã diễn ra ngày 8/6/ 2023 tại đại giảng đường Budé của Collège de France, kết thúc chuỗi bài giảng “Phụ nữ Việt Nam, quyền năng, văn hóa và đa căn tính”. Hội thảo đã lắng nghe 12 diễn giả nữ thuộc nhiều thế hệ khác nhau, có đặc điểm chung là đã dấn thân vì những giá trị mà họ đã chọn với sức sáng tạo đặc biệt. Trong chương trình Thuyết trình Paris của GS Bùi Trân Phượng tại Cà phê thứ bảy, kể từ 13/7/24, chúng ta sẽ lần lượt nghe mỗi lần hai diễn giả.
Hai diễn giả của phiên thảo luận ngày 12/10/24 sẽ kể câu chuyện sáng tạo và dấn thân của mình từ hai xuất phát điểm khác biệt.
Nhà văn Trần Trà My, người được cộng đồng yêu quý gọi là “Thiên thần sáu chân”, kể lại hành trình kỳ diệu của cô gái sinh ra ở vùng quê nghèo, bị tai nạn từ hồi ba tháng tuổi khiến cô rất khó khăn sử dụng một phần cơ thể của mình. Cô đã chọn dấn thân vào những dự án ngày càng rộng lớn hơn, để chẳng những hoàn toàn tự lực, tự chủ trong cuộc sống bản thân mà còn có nhiều đóng góp ý nghĩa cho xã hội. Với nghị lực bền bỉ, cô luôn hết lòng thực hiện mơ ước về một thế giới đề cao sự tử tế, để chiến tranh, bạo lực và những vấn nạn liên quan đến việc tàn phá môi trường sẽ phần nào được giảm đi.
TS Đào Lê Na sẽ kể lại những nỗ lực của ba người phụ nữ trong việc cách tân sân khấu và sử dụng sân khấu như một hình thức diễn ngôn về nữ quyền. Đó là đạo diễn Nguyễn Bích Trà với sân khấu hậu kịch/thử nghiệm: “The Run Project”, đạo diễn Lê An với Nhóm “Saigon Theatreland”, một hình thức sân khấu và đối thoại cộng đồng; và tất nhiên, chính hành trình của bản thân cô với “Dự án nghệ thuật YUME” sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đương đại để giúp bảo tồn sân khấu truyền thống và giúp nó tiếp cận được với khán giả trẻ.
 
ĐÔI NÉT VỀ DIỄN GIẢ
Nhà văn Trần Trà My sinh ra trong một gia đình nghèo ở Quảng Trị. Khi mới ba tháng tuổi, một biến cố từ ca phẫu thuật, cô đã chết lâm sàng trong 8 giờ, bị tổn thương hệ thần kinh vận động và chức năng nói. Năm 10 tuổi, cô được em gái dạy chữ, năm 14 tuổi cô biết làm thơ và bắt đầu viết sách năm 16 tuổi. Cô chuyển vào TP.HCM, bắt đầu cuộc sống tự lập năm 21 tuổi bằng viết văn, làm báo và tìm học các lớp truyền thông để làm thêm. 23 tuổi cô ra mắt cuốn sách đầu tiên, đến nay đã xuất bản năm (5) cuốn sách. Dầu sức khỏe không tốt, cô đi từ Bắc vào Nam cho các chương trình gieo mầm hạt giống tâm hồn. Cô còn là người sáng lập quỹ “Giấc mơ đôi chân thiên thần” và làm đại sứ thiện chí cho các chương trình thiện nguyện.
TS. Đào Lê Na hiện là Trưởng Bộ môn sáng tác và Phê bình điện ảnh, ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TP.HCM, học giả thỉnh giảng Fulbright, ĐH Massachusetts Amherst, Hoa Kỳ 2021 – 2022. Cô hướng về nghiên cứu phim, nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu chuyển thể và văn hóa Việt Nam. Có nhiều bài đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành văn học, sân khấu, điện ảnh và các kỷ yếu hội thảo trong nước, quốc tế. Cô còn là nhà văn, biên kịch và đạo diễn sân khấu. Sách đã xuất bản: Chân trời của hình ảnh: Từ văn chương đến điện ảnh qua trường hợp Kurosawa Akira (2017), Điện ảnh Nhật bản và Việt Nam đương đại: giao lưu văn hoá và ảnh hưởng (chủ biên, 2019), Tự sự của hạt mưa.

------------------------------------------------------------------

THÔNG TIN SỰ KIỆN:

  • Thời gian:  Thứ Bảy 12/10/2024  (09:00: Đón khách, 09:30: Bắt đầu)
  • Địa điểm:  79A Phan Kế Bính, phường Đa-kao, quận I
  • Diễn giả: Nhà văn Trần Trà My – TS. Đào Lê Na
  • Chủ trì: GS Bùi Trân Phượng

Hạn cuối: 12/10/2024

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...