Chuyển đến phần nội dung
Sách hay "Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi" // Sách hay "Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi" // Sách hay "Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi"

Sách hay "Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi"

Sau tác phẩm đầu tay “Ngẩng mặt nhìn mặt” được nhiều độc giả đón nhận và sẽ được hãng phim Giải Phóng chuyển thể thành phim điện ảnh vào năm 2026,   tác giả Mị Dung vừa ra mắt truyện dài có tên “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi” do NXB Thanh Niên ấn hành. “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”, mang chúng ta trở về với một thời hoa mộng của ong bướm ngày xưa nhiều kỷ niệm về cuộc sống an nhiên giữa thăng trầm...

Gửi gắm “tình người” qua nét đẹp quê hương

Chùm Đảo, Chùm Ruồi hai địa danh của vùng đất An Dưỡng, Hoài Tân, Hoài Nhớn, Bình Định được bước vào văn chương với những câu chuyện hệ lụy chiến tranh được lồng ghép nhẹ nhàng, tinh tế. Có cuốn sách trên tay sẽ giúp bạn thêm yêu cuộc sống và an nhiên giữa cuộc thăng trầm.

Qua tác phẩm, nữ nhà văn trẻ này không chỉ gửi gắm “tình người” vào dòng văn của mình, mà còn ghi dấu ấn bằng nét đẹp quê hương. Đặc biệt, tình yêu tuổi mới lớn trong sáng hồn nhiên và tình bạn giữa chốn làng quê nghèo và đầy thơ mộng là chất liệu chính cho tác phẩm.

Hoa mộng cùng "Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi"
Trang bìa "Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi"

Cái tài tình của Mị Dung không chỉ nằm ở ngôn từ, mà còn ở cách chị xây dựng những khoảng lặng giữa các câu văn, như những khoảng trống để ta tự lấp đầy bằng cảm nhận riêng. Đọc văn của Dung, ta không thể không cảm nhận được cái chân phương, giản dị nhưng lại vô cùng sâu sắc.

Dung viết “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi” như thể đang kể lại chính những câu chuyện của cuộc đời, của những khát khao, mất mát và tìm kiếm, để rồi khi gấp cuốn sách lại, trong ta vẫn còn đọng lại một chặng hành trình của cảm xúc – chặng hành trình không chỉ có hạnh phúc hay buồn đau, mà là tất cả những sắc thái chân thật nhất của đời sống.

Cô bé Hiền Thu (Út) 11 tuổi có 4 người bạn là Xì, Cuội, Hận, Hến. Mỗi đứa trẻ mang một số phận.
Xì là 1 cậu bé mập mạp, tốt bụng, có tật xì hơi. Cuội là cậu bé thông minh, có cá tính, con trai một cán bộ xã, sau này Cuội yêu Út. Hận là cô bé sinh ra vì mẹ nó bị hiếp dâm. Hến nhà nghèo, phải nghỉ học ở nhà bán bánh canh. Út là kết tinh tình yêu của một người đàn ông làm cán bộ xã, có cha là trưởng thôn, lý lịch cách mạng tốt và nhân vật “má tôi” (không được đặt tên)- là con gái của một người từng đi lính Việt Nam Cộng Hòa.

Vì thời thế, vì sự nghiệp, vì gia đình họ không đến được với nhau. Nhưng họ có đứa con là Út. Điều này mãi về sau Út mới tự phát hiện qua những lá thư tình của nhân vật “má tôi” cất giữ. Nhân vật “má tôi” lấy một người chồng góa vợ có 2 đứa con là Hai Na và Ba Bin.Còn nhân vật cán bộ xã lấy 1 người phụ nữ chửa hoang và nhận về làm vợ, sau bà bỏ nhà theo một người đàn ông cờ bạc và cuối cùng xuất gia tu hành.

Những bi kịch về cuộc sống khó khăn, trăn trở của số phận xung quanh những nhân vật của làng An Dưỡng (thuộc Hoài Tân, Hoài Nhơn, Bình Định) đã làm cho câu chuyện trở nên đầy màu sắc. Đặc biệt, tình yêu tuổi mới lớn trong sáng hồn nhiên và tình bạn giữa chốn làng quê nghèo và đầy thơ mộng là chất liệu chính cho tác phẩm.

Lời văn của Mị Dung không chỉ là câu chữ, mà là một tiếng lòng. Tiếng lòng ấy vang vọng mãi trong tâm khảm người đọc, để rồi mỗi lần đọc lại, ta lại như bước vào một khung cảnh mới, nơi cảm xúc thăng hoa và ý nghĩa được khai phá thêm một lần nữa.

Hoa mộng cùng "Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi"
Nữ tác giả Mị Dung

Nhà văn Tô Giang – Có một cái gì đó man mác tiếc nuối khi gấp lại tập truyện này..

“Cả một thế giới trẻ thơ của Nam bộ được hiện ra đầy màu sắc. Màu của ngôn ngữ còn lẫn bùn non, nơi những trò chơi đồng dao thuở thiếu thời. Có một thứ ý nhị và lung linh tỏa sáng trong sắc màu của Mị Dung. Tôi là người miền Trung nhưng rất mê văn học miền Nam với những miệt vườn, những khó nhọc những phù sa bồi đắp cho muôn kiếp người. Có một cái gì đó man mác tiếc nuối khi gấp lại tập truyện này. Thế nhưng được kết nối với một dải đất mà mình chưa đặt chân là một hạnh phúc trong đọc và thưởng thức.”

Bạn Phan Nhi – độc giả trải nghiệm tác phẩm “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi” đầu tiên

“Thật sự là một niềm vui lớn khi được trở thành một trong những độc giả đầu tiên của “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”. Dù tuổi thơ mình không gắn liền với dòng sông, lũy tre, hay cánh đồng lúa, nhưng từng trang sách đã mang mình về một thời thơ ấu tưởng như chính mình đã sống ở đó. Nơi có ông bà, cha mẹ vất vả sớm hôm, có lũ bạn “quậy như quỷ sứ” rong ruổi khắp làng quê.
Từng câu chuyện trong sách, dù bình dị, nhưng lại đánh thức những cảm xúc sâu lắng nhất. Mình đã cùng cười, cùng khóc với các nhân vật. Cười vì những ký ức trọn vẹn của gia đình, bè bạn, những kỷ niệm ngọt ngào một thời. Và khóc bởi hiện tại, dù có trưởng thành hay mạnh mẽ đến đâu, mình biết rằng bức tranh hoàn hảo ấy của quá khứ sẽ không bao giờ quay trở lại.”

Nhà văn – MC Đặng Thiên Phong: Giọng văn không chỉ đọc để hiểu, mà còn để cảm, để lắng nghe

“Có những giọng văn không chỉ đọc để hiểu, mà còn để cảm, để lắng nghe từng nhịp rung của tâm hồn. Mị Dung, với ngòi bút sắc sảo và tinh tế, không chỉ đưa ta vào một thế giới của ngôn từ, mà còn khiến ta trải qua những cảm xúc sâu lắng khó gọi tên. Từ những trang đầu tiên của “Ngẩng mặt nhìn mặt”, từng chữ như thấm đượm nỗi niềm của kiếp người, cho đến những dòng cuối cùng của “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”, Mị Dung đã dẫn dắt ta qua muôn trùng cảm xúc, từ mơ hồ đến rõ nét, từ nhẹ nhàng đến day dứt.”

Hoa mộng cùng "Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi"
Nhà văn – MC Đặng Thiên Phong

Vài nét về tác giả Mị Dung

Mị Dung- tên thật là Đỗ Thị Mỹ Dung, nguyên quán Hoài Tân- Hoài Nhơn- Bình Định. Cô tốt nghiệp Đại học Đà Lạt năm 2013 và hiện sống tại TP.HCM, đang công tác tại Tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập khu vực phía Nam.

Hoa mộng cùng "Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi"
"Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi" là tác phẩm thứ 2 của nhà văn trẻ Mị Dung

Với tác phẩm “Ngẩng mặt nhìn mặt” là truyện dài đầu tay của tác giả Mị Dung, được nhiều độc giả đón nhận. Truyện sẽ được chuyển thể thành phim điện ảnh vào năm 2026 do hãng phim Giải Phóng thực hiện.
Năm 2024, cô tiếp tục ra mắt cuốn sách “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”, mang chúng ta trở về với một thời hoa mộng của ong bướm ngày xưa ở vùng quê nghèo ở Hoài Nhơn- Bình Định với những câu chuyện hệ lụy chiến tranh được lồng ghép nhẹ nhàng, tinh tế.

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...