Chuyển đến phần nội dung
×

Liên hệ với chúng tôi

[Tóm Tắt & Review Sách] “Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản“ : Trí Tuệ Cổ Xưa Cho Người Hiện Đại

[Tóm Tắt & Review Sách] “Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản“ : Trí Tuệ Cổ Xưa Cho Người Hiện Đại

Bạn có thể tìm kiếm niềm vui ở đâu? Làm sao để có thêm sức mạnh? Chúng ta nên đối mặt với nỗi sợ của mình như thế nào! Với những hành vi xúc phạm của người khác? Hay với cái chết của những người thân yêu! Và còn những suy nghĩ tiêu cực luôn quấn quanh trong tâm trí chúng ta thì sao?

 

Trong khi các trường học ngày nay không giải đáp những câu hỏi trên, thì các ngôi trường triết học thời cổ đại lại luôn tập trung vào những chủ đề này: Họ dạy chúng ta cách sống. Mặc dù các ngôi trường này hiện không còn tồn tại nữa, nhưng con người thời nào thì cũng đều cần đến một triết lý sống, bởi lẽ nếu không có nó, bạn sẽ có nguy cơ sống lầm lạc - bất kể bạn đã làm gì, bất kể mọi niềm vui thú mà bạn đã thụ hưởng lúc sinh thời - đến cuối đời, bạn sẽ nhìn lại và nhận ra rằng mình đã uổng phí một cơ hội sống. Thay vì dành cuộc đời mình để theo đuổi điều gì đó thực sự đáng giá, bạn đã phung phí nó khi mặc cho bản thân bị xao lãng trước vô số thứ phù phiếm mà cuộc đời mang đến.

Topic Avatar

Trong cuốn sách Chủ nghĩa Khắc kỷ - Phong cách sống bản lĩnh và bình thản, William B. Irvine giới thiệu đến chúng ta triết lý sống của chủ nghĩa Khắc kỷ, một trong những trường phái triết học phổ biến và thành công nhất thời La Mã cổ đại. Tuy triết lý sống này đã tồn tại từ ngàn xưa nhưng ngày nay nó xứng đáng nhận được sự chú ý của bất kỳ cá nhân nào mong muốn có một cuộc sống vừa ý nghĩa vừa trọn vẹn. Nó hoàn toàn thiết thực và phù hợp đối với cuộc sống hiện đại, giúp chúng là ứng phó hiệu quả với mọi sự trên dương dài và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

 

Chủ nghĩa Khắc kỷ - Phong cách sống bản lĩnh và bình thản chính là kim chỉ nam dành cho những ai đang truy cầu một cuộc sống an nhiên và có tưởng trong thế giới hỗn độn này.

 

 

 

  1. TÁC GIẢ

 

William B.Irvine là một giáo sư triết học tại trường Đại học Wright State. Ông là tác giả của nhiều đầu sách bán chạy trong đó có Chủ nghĩa Khắc kỷ - Phong cách sống bản lĩnh và bình thản, ông cũng có nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí Huffington Post, Salon, Time. Ông hiện đang sống tại Dayton, bang Ohio, Mỹ.

 

 

 

  1. TÁC PHẨM

 

  1. Tóm tắt

 

“Trong quá trình viết cuốn sách này, tôi luôn đặt ra trong đầu câu hỏi: Nếu các nhà Khắc kỷ cổ đại đảm nhận trọng trách viết một cuốn sách hướng dẫn cho những người sống ở thế kỷ hai mốt – một cuốn sách chỉ cho chúng ta cách có được một cuộc sống tốt đẹp – thì cuốn sách đó sẽ như thế nào. Các trang tiếp theo là câu trả lời của tôi cho câu hỏi này”

 

Đó là lời chia sẻ của tác giả William B. Irvine. Ông mang đến một cái nhìn sâu sắc về chủ nghĩa Khắc kỷ – một trường phái triết học có từ 2000 năm trước, nhưng vẫn có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hiện đại. Với tư cách là cầu nối giữa triết học cổ điển và người đọc ngày nay, Irvine trình bày những lời khuyên thực tế từ các triết gia Khắc kỷ để giúp mọi người tìm kiếm sự bình thản, niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. Cuốn sách được chia thành bốn phần chính:

 

Phần 1: Sự hình thành chủ nghĩa Khắc kỷ

 

Phần 2: Các kỹ thuật tâm lý của chủ nghĩa Khắc kỷ

 

Phần 3: Lời khuyên của các nhà Khắc kỷ

 

Phần 4: Chủ nghĩa Khắc kỷ trong cuộc sống hiện đại

 

Triết lý Khắc kỷ nhấn mạnh rằng cuộc sống của chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn bởi vì mọi thứ xung quanh luôn thay đổi. Những gì ta sở hữu và coi trọng hôm nay có thể mất đi ngày mai. Do đó, điều quan trọng là phải có một triết lý sống vững vàng, giúp ta đối mặt với những biến động cuộc đời mà vẫn giữ được sự bình thản.

 

William B. Irvine khuyến khích người đọc áp dụng một triết lý sống nhất quán, cho dù đó là triết học Khắc kỷ hay một hệ tư tưởng khác, để đảm bảo rằng cuộc đời luôn có mục tiêu và hướng đi rõ ràng. Như một tài xế cần kiểm soát chiếc xe trên con đường đầy biến đổi, mỗi người cần điều chỉnh cuộc sống của mình theo triết lý sống phù hợp để duy trì sự ổn định và đạt được hạnh phúc đích thực.

 

 

 

  1. Bài học từ Chủ nghĩa khắc kỷ

 

  1. Chủ nghĩa khắc kỷ là gì

 

"Chủ nghĩa Khắc kỷ, do Zeno thành Citium sáng lập tại Athens vào thế kỷ thứ 3 TCN, là một triết lý nhấn mạnh sự tự giác và kiểm soát bản thân. Triết lý này không chỉ dừng lại ở việc nghiêm khắc với chính mình mà còn hướng đến việc tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn, bất chấp những biến cố của cuộc sống.

 

Tuy nhiên, điều đặc biệt ở chủ nghĩa Khắc kỷ là mặc dù con người vẫn theo đuổi những mục tiêu như tiền tài, danh vọng và vật chất, họ không để những thứ này chi phối cuộc sống. Triết lý này giúp chúng ta nhận ra giới hạn của sự ham muốn, biết điểm dừng, và tập trung vào điều gì thực sự quan trọng để duy trì sự bình an nội tại.

 

Theo chủ nghĩa Khắc kỷ, hạnh phúc (eudaimonia) đạt được khi con người học cách chấp nhận những gì đang xảy ra trong cuộc sống, không để bản thân bị kiểm soát bởi những khao khát hay nỗi sợ hãi. Thay vào đó, họ sử dụng trí tuệ để hiểu và đồng hành cùng dòng chảy của tự nhiên, đồng thời sống công bằng và nhân ái với những người xung quanh."

 

Một triết lý sống vững vàng như vậy giúp chúng ta tránh khỏi việc sống một cuộc đời lầm lạc, vì nếu không có một định hướng rõ ràng, dù đạt được bao nhiêu niềm vui hay thành tựu, cuộc sống của chúng ta vẫn có thể thiếu ý nghĩa và dẫn đến bất hạnh. Triết lý này, dù cổ xưa, vẫn rất phù hợp với cuộc sống hiện đại, giúp con người sống một cách có ý thức, bình an và đầy ý nghĩa.

 

 

 

  1. Tưởng tượng tiêu cực

 

Chủ nghĩa Khắc kỷ mang đến một góc nhìn rất đặc biệt về hạnh phúc và cách đối diện với cuộc sống. Thay vì dựa trên những tiêu chuẩn thông thường như sự giàu có hay danh vọng, triết lý này nhấn mạnh rằng việc theo đuổi không ngừng các mục tiêu vật chất sẽ không bao giờ đem lại sự thỏa mãn thực sự. Con người có bản tính không dễ dàng bằng lòng với những gì đã đạt được. Một khi đã chinh phục được mục tiêu này, họ sẽ lại hướng đến một mục tiêu cao hơn, khó hơn, và cứ như thế, vòng xoáy tham vọng không có hồi kết. Do đó, việc tìm kiếm hạnh phúc qua những thành tựu vật chất là một hành trình vô tận và đầy mệt mỏi.

 

"Theo các nhà Khắc kỷ, để đạt được sự hài lòng và bình an trong tâm hồn, chúng ta cần thay đổi cách tư duy. Một kỹ thuật mà các nhà triết học Khắc kỷ khuyên chúng ta nên thực hành là "tư duy tiêu cực." Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đây là một phương pháp hiệu quả để học cách trân trọng những gì mình đang có. "Tư duy tiêu cực" khuyến khích chúng ta tưởng tượng những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, chẳng hạn như mất đi những người thân yêu, công việc, tài sản, hay những thứ mà ta xem là quan trọng trong cuộc sống. Việc suy nghĩ về mất mát không nhằm tạo ra sự bi quan, mà nhằm giúp chúng ta nhận ra giá trị thực sự của những điều tốt đẹp đang hiện diện trong cuộc sống."

 

Bằng cách đối diện với khả năng mất mát, chúng ta sẽ trân trọng những gì mình đang có, biết ơn mỗi khoảnh khắc hạnh phúc, và không để bản thân bị cuốn vào sự lo lắng hoặc ám ảnh bởi những thứ ngoài tầm kiểm soát. Kỹ thuật này giúp con người học cách yêu quý hiện tại, thay vì luôn khao khát những thứ chưa đạt được hoặc lo sợ mất đi những gì đã có. Điều này đặc biệt hữu ích trong một thế giới mà mọi thứ luôn thay đổi và không có gì là mãi mãi.

 

Chủ nghĩa Khắc kỷ cũng dạy rằng cuộc sống là vô thường, không có gì đảm bảo sẽ tồn tại mãi mãi. Tuy nhiên, các triết gia Khắc kỷ không khuyên chúng ta ngừng lập kế hoạch cho tương lai hay từ bỏ mục tiêu của mình. Thay vào đó, họ khuyến khích chúng ta khi suy nghĩ và lập kế hoạch cho ngày mai, hãy nhớ rằng ngày hôm nay là điều quan trọng nhất. Trân trọng những gì hiện có, tận hưởng niềm vui từ những điều nhỏ bé xung quanh, nhưng không quá bám chấp vào chúng, vì một ngày nào đó chúng có thể biến mất.

 

"Câu chuyện về một người đàn ông mua chiếc đồng hồ Casio sau 4 tháng tiết kiệm là một minh họa rõ ràng cho việc không biết bằng lòng với những gì mình có. Anh đã rất vui mừng khi cuối cùng cũng sở hữu được chiếc đồng hồ mà mình hằng mơ ước. Tuy nhiên, niềm vui đó chưa kéo dài bao lâu thì sau một lần gặp gỡ bạn bè, anh bắt đầu cảm thấy không hài lòng nữa. Thấy bạn mình đeo chiếc đồng hồ Omega sang trọng, anh bắt đầu tự hỏi tại sao mình lại không mua một chiếc như vậy. Sự so sánh khiến anh quên đi niềm vui ban đầu mà anh đã từng cảm nhận, và thay vào đó là một sự thèm muốn mới, một mong ước mới để rồi phải tiếp tục phấn đấu cho một mục tiêu khác. Đây chính là vòng xoáy của lòng tham và sự bất mãn."

 

Chủ nghĩa Khắc kỷ nhấn mạnh rằng con người nên suy ngẫm về cái chết của chính mình. Điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng lại giúp chúng ta nhận ra giá trị quý báu của cuộc sống hiện tại. Khi biết rằng cuộc sống là hữu hạn và mọi thứ đều có thể biến mất, chúng ta sẽ biết trân trọng hơn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và không để những thứ tạm thời kiểm soát niềm vui của mình.

 

Tóm lại, bằng cách thực hành "tưởng tượng tiêu cực," chủ nghĩa Khắc kỷ không chỉ giúp chúng ta gia tăng cơ hội trải nghiệm niềm vui từ những gì mình đang có mà còn giúp kéo dài niềm vui đó. Niềm vui sẽ không suy giảm ngay cả khi hoàn cảnh thay đổi, bởi chúng ta đã học được cách sống không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài.

 

 

 

  1. Sự lưỡng phân quyền kiểm soát

 

Chúng ta thường hay đưa ra lời khuyên cho người khác rằng họ nên thay đổi bản thân khi gặp phải những vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc thay đổi bản thân không phải lúc nào cũng là một giải pháp hoàn hảo. Chủ nghĩa Khắc kỷ, thông qua lời khuyên của triết gia Epictetus, đưa ra một cách nhìn khác: thay vì cố gắng thay đổi bản thân theo những tiêu chuẩn bên ngoài, chúng ta nên tìm kiếm sự mãn nguyện bằng cách thay đổi những mong muốn và kỳ vọng của mình.

 

"Hãy lấy một ví dụ cụ thể để minh họa. Giả sử có một anh chàng tham gia một trận đấu cầu lông. Anh ta đã học lý thuyết rất kỹ, đã thực hành rất nhiều, và càng ngày càng tiến bộ. Nhưng trong trận đấu, anh ta thua với tỷ số rất sát nút. Sau đó, anh ta tự trách mình với những suy nghĩ như: "Giá như mình tập luyện chăm chỉ hơn, chắc chắn kết quả sẽ khác." Dù bên ngoài anh ta có thể giữ vẻ bình tĩnh, nhưng trong lòng cảm thấy vô cùng thất vọng và đau khổ."

 

Theo tư tưởng Khắc kỷ, khi chúng ta tập trung vào những mục tiêu mà mình không thể hoàn toàn kiểm soát, chúng ta dễ dàng cảm thấy thất vọng. Một người theo chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ không đặt ra mục tiêu chiến thắng trận đấu – bởi chiến thắng là điều nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đối thủ, thời tiết, hay may mắn. Thay vào đó, anh ta sẽ đặt mục tiêu là chơi hết sức mình trong trận đấu, một điều mà anh có toàn quyền kiểm soát. Kết quả có thể là thắng hoặc thua, nhưng anh ta sẽ không cảm thấy bực bội hay thất vọng nếu thua cuộc, vì mục tiêu của anh không phải là giành chiến thắng mà là hoàn thành tốt vai trò của mình.

 

"Việc tập trung vào những gì chúng ta có thể kiểm soát giúp chúng ta tránh được nhiều nỗi lo lắng không cần thiết. Theo triết lý Khắc kỷ, mọi yếu tố trong cuộc sống có thể được chia thành ba loại: những thứ chúng ta có toàn quyền kiểm soát, những thứ chúng ta không thể kiểm soát, và những thứ mà chúng ta chỉ có thể kiểm soát một phần. Đối với những yếu tố thuộc về loại thứ hai – những điều chúng ta hoàn toàn không thể kiểm soát – người theo chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ bỏ qua và không bận tâm đến chúng. Điều này giúp họ loại bỏ được rất nhiều nỗi lo không cần thiết. Thay vào đó, họ sẽ tập trung vào những điều mà họ có thể kiểm soát hoàn toàn hoặc một phần."

 

Chìa khóa để đạt được sự an yên trong tâm hồn là tập trung vào những mục tiêu nội tại thay vì mục tiêu bên ngoài. Khi đặt ra những mục tiêu nội tại, chúng ta có thể kiểm soát và đạt được chúng bằng chính nỗ lực của bản thân. Điều này giúp chúng ta tránh khỏi nhiều thất vọng, bởi chúng ta biết rằng mình đã làm hết sức và đạt được điều mà mình có thể kiểm soát. Còn những kết quả bên ngoài, dù là thành công hay thất bại, đều chỉ là phụ thuộc vào những yếu tố mà ta không thể điều khiển được.

 

Tóm lại, việc thay đổi bản thân không nhất thiết là thay đổi hành động hay kỹ năng, mà quan trọng hơn là thay đổi cách chúng ta nhìn nhận và đặt mục tiêu trong cuộc sống. Chủ nghĩa Khắc kỷ khuyên chúng ta hãy tập trung vào những gì mình có quyền kiểm soát, từ đó giúp giảm bớt những căng thẳng và lo lắng không cần thiết, đồng thời tìm thấy sự bình thản và mãn nguyện trong cuộc sống.

 

 

 

 

 

  1. Tự tiết chế bản thân

 

Tại sao vẫn có người hút chích ma túy và đua xe, bất chấp những nguy hiểm mà họ biết rõ ràng? Đối với các nhà Khắc kỷ, đây là câu hỏi liên quan đến cách con người hiểu và theo đuổi thú vui. Họ cho rằng không phải tất cả thú vui đều vô hại và rằng có những lạc thú chúng ta cần phải tránh, bởi chúng có thể biến ta thành nô lệ chỉ sau một lần trải nghiệm. Những lạc thú như ma túy hay các hành vi liều lĩnh không chỉ để lại dấu ấn ngắn ngủi như khi ta vô tình ngửi thấy mùi hương của một bông hoa, mà còn khiến ta khao khát nhiều hơn, thậm chí mất kiểm soát.

 

Các nhà Khắc kỷ cảnh báo rằng những lạc thú mạnh mẽ, gây nghiện có thể làm chủ chúng ta. Khi ấy, thay vì tận hưởng chúng một cách tự do, chúng ta trở thành nô lệ của chúng. Đối với các nhà triết học Khắc kỷ - và thực ra là với bất cứ ai muốn sống theo triết lý tự do, kiểm soát bản thân là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không có khả năng kiểm soát chính mình, chúng ta dễ bị dẫn dụ bởi những lạc thú tạm thời, làm mất đi sự tự do trong tâm hồn và khó lòng đạt được những mục tiêu mà bản thân theo đuổi.

 

Vậy tại sao họ lại chọn con đường khó khăn, chịu đựng khổ sở thay vì tận hưởng lạc thú một cách dễ dàng? Người theo chủ nghĩa Khắc kỷ không tìm cách loại bỏ hoàn toàn những niềm vui trong cuộc sống, nhưng họ hiểu rằng sự tự nguyện chịu đựng khổ đau mang lại sức mạnh nội tại to lớn. Đây là một chương trình "tự nguyện chịu khổ" mà họ cho rằng sẽ giúp tích lũy năng lực đối mặt với những thử thách trong tương lai.

 

"Lợi ích đầu tiên của việc tự nguyện chịu khổ có thể được so sánh với một loại vắc-xin. Khi tiếp xúc với khó khăn ở mức độ nhẹ, giống như việc tiếp xúc với một lượng nhỏ vi-rút yếu, chúng ta sẽ hình thành khả năng miễn dịch, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những thách thức lớn hơn trong tương lai. Nếu không may sau này rơi vào hoàn cảnh khó khăn, những đau đớn mà ta phải đối mặt sẽ bớt khắc nghiệt hơn bởi ta đã quen với sự chịu đựng từ trước đó.

 

Lợi ích thứ hai đến ngay lập tức. Khi một người tự nguyện trải qua những khó khăn nhỏ định kỳ, họ xây dựng niềm tin rằng mình có thể vượt qua những thử thách lớn hơn. Điều này giúp giảm thiểu sự lo lắng về những viễn cảnh bất trắc trong tương lai. Người đó sẽ cảm thấy tự tin hơn và trở nên can đảm, bởi sự can đảm được tích lũy qua mỗi ngày, mỗi thử thách nhỏ mà ta tự nguyện đối diện.

 

Lợi ích thứ ba của việc tự nguyện chịu khổ là giúp chúng ta biết trân trọng những gì mình đang có. Khi trải nghiệm cảm giác thiếu thốn hay không thoải mái, chúng ta sẽ thấy rõ giá trị của những tiện nghi mà mình vẫn thường coi là điều hiển nhiên. Một bữa ăn nóng hổi trở nên đáng quý hơn sau những giờ đói khát; một chiếc áo ấm trở nên dễ chịu hơn khi ta phải đối mặt với cơn lạnh buốt. Những trải nghiệm đó không chỉ giúp ta sống biết ơn hơn mà còn khiến cuộc sống trở nên phong phú và có ý nghĩa hơn."

 

Tóm lại, các nhà Khắc kỷ không xem nhẹ lạc thú, nhưng họ nhấn mạnh rằng lạc thú có thể trở thành cạm bẫy nếu chúng ta không biết cách kiểm soát. Thông qua việc tự nguyện chịu đựng những khó khăn, chúng ta có thể rèn luyện bản thân để không chỉ vượt qua mọi thử thách mà còn trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

 

 

 

III. CẢM NHẬN CÁ NHÂN

 

Khi thực hành những bài thực hành của chủ nghĩa Khắc kỷ bạn sẽ không ngay lập tức có được một cuộc sống bình thản nhưng nếu kiên trì thì cuộc sống sẽ trở nên đơn giản rất nhiều. Cuộc sống quá xô bồ, thời gian thì không chờ đợi một ai, chính vì thế mà triết gia Khắc kỷ Epictetus đã từng nói rằng:

 

“Bạn định đợi đến bao giờ mới mong cầu điều tốt đẹp nhất cho bản thân?”

 

Chủ nghĩa Khắc kỷ” là một đáp án hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm sự bình thản trong cuộc sống hiện tại, cho bản lĩnh sống trọn vẹn với những gì chúng ta đang có mà Seneca đã cho rằng đó là những thứ chúng ta “vay mượn” từ vận mệnh – nó có thể lấy lại mà không cần sự cho phép của chúng ta, kỳ thực là không còn cần thông báo trước.

 

 

Tóm tắt bởi: Kiều Anh - Bookademy

 

Hình ảnh: Long Quân

 

--------------------------------------------------

 

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

 

----------------------------

 

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

 

Chủ nghĩa khắc kỉ: Phong cách sống bản lĩnh và bình thản         

Chủ nghĩa khắc kỉ: Phong cách sống bản lĩnh và bình thản

Reviews 61 • Cực hay

5 star

 

Ẩn danh

Nhân viên văn phòng

 

14 ngày trướcstar

Xu hướng

 

Ở chương thứ hai, bằng cách phân tích khía cạnh tâm lý và thực tiễn của những ý tưởng này, tác giả đã cố gắng “cập nhật” chúng và theo khoa học tâm lý hiện nay, rút ​​ra những ý tưởng “kỹ thuật tâm lý” Khắc kỷ;e những chương thú vị nhất của cuốn sách và trên thực tế, phần "thực tế" của nó cho chúng ta thấy ít nhất là "khả năng" sử dụng "ý tưởng về kỹ thuật này, tuy đơn giản nhưng rất dễ kiểm soát, chẳng hạn như mục tiêu chúng ta chọn và các giá trị mà chúng ta tin tưởng; hai . Những điều chúng ta hoàn toàn không thể kiểm soát được, bình minh và hoàng hôn; ba điều chúng ta có thể kiểm soát được, chẳng hạn như chiến thắng trong một cuộc đua thể thao. về cơ bản chúng ta không nên liên quan đến chúng; Đối với loại thứ ba, chúng ta nên liên quan đến chúng nhưng hãy cẩn thận để mong đợi chúng ta có quyền kiểm soát chúng ở mức độ nào, tức là trong phạm vi mà chúng ta có trong tay. , trong một cuộc thi đấu thể thao, chiến thắng không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng chúng ta có thể đặt mục tiêu là “cố gắng hết sức” thay vì giành chiến thắng trong cuộc thi. Vì vậy, dù thắng hay không, trong mọi trường hợp, ngay khi chúng ta đặt mục tiêu vào một việc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của mình, tức là cố gắng bằng cả trái tim, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu của mình. Ở đây đặc biệt nhấn mạnh vào “mục tiêu và giá trị”, bởi vì việc lựa chọn “mục tiêu và giá trị” hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và chúng tôi luôn có thể đạt được mục tiêu của mình bằng cách chọn các mục tiêu nội bộ, tức là những mục tiêu nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi. Nhưng nếu chúng ta chọn những mục tiêu mà chúng ta không thể kiểm soát được, chẳng hạn như chiến thắng hoặc được người khác chấp thuận, thì về cơ bản, chúng ta hoặc không có quyền kiểm soát hoặc có một số quyền kiểm soát và chúng ta có thể thất bại!

 

 

 

Ẩn danh

Nhân viên văn phòng

 

14 ngày trướcstar

Xu hướng

 

Ở chương thứ hai, bằng cách phân tích khía cạnh tâm lý và thực tiễn của những ý tưởng này, tác giả đã cố gắng “cập nhật” chúng và theo khoa học tâm lý hiện nay, rút ​​ra những ý tưởng “kỹ thuật tâm lý” Khắc kỷ;e những chương thú vị nhất của cuốn sách và trên thực tế, phần "thực tế" của nó cho chúng ta thấy ít nhất là "khả năng" sử dụng "ý tưởng về kỹ thuật này, tuy đơn giản nhưng rất dễ kiểm soát, chẳng hạn như mục tiêu chúng ta chọn và các giá trị mà chúng ta tin tưởng; hai . Những điều chúng ta hoàn toàn không thể kiểm soát được, bình minh và hoàng hôn; ba điều chúng ta có thể kiểm soát được, chẳng hạn như chiến thắng trong một cuộc đua thể thao. về cơ bản chúng ta không nên liên quan đến chúng; Đối với loại thứ ba, chúng ta nên liên quan đến chúng nhưng hãy cẩn thận để mong đợi chúng ta có quyền kiểm soát chúng ở mức độ nào, tức là trong phạm vi mà chúng ta có trong tay. , trong một cuộc thi đấu thể thao, chiến thắng không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng chúng ta có thể đặt mục tiêu là “cố gắng hết sức” thay vì giành chiến thắng trong cuộc thi. Vì vậy, dù thắng hay không, trong mọi trường hợp, ngay khi chúng ta đặt mục tiêu vào một việc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của mình, tức là cố gắng bằng cả trái tim, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu của mình. Ở đây đặc biệt nhấn mạnh vào “mục tiêu và giá trị”, bởi vì việc lựa chọn “mục tiêu và giá trị” hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và chúng tôi luôn có thể đạt được mục tiêu của mình bằng cách chọn các mục tiêu nội bộ, tức là những mục tiêu nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi. Nhưng nếu chúng ta chọn những mục tiêu mà chúng ta không thể kiểm soát được, chẳng hạn như chiến thắng hoặc được người khác chấp thuận, thì về cơ bản, chúng ta hoặc không có quyền kiểm soát hoặc có một số quyền kiểm soát và chúng ta có thể thất bại!

 

 

 

Ẩn danh

sinh viên

 

14 ngày trướcstar

Bổ ích

 

Cuốn sách này được một người bạn tốt của tôi tặng và tôi đã không có đủ thời gian và động lực để đọc nó trong một thời gian dài, cho đến khi nhờ công việc biên tập, tôi trở nên quen thuộc hơn với các nhà Khắc kỷ, đặc biệt là Seneca, Ferfrius. và Marcus Aurelius, và tôi thấy suy nghĩ của họ rất có giá trị. Tôi tìm thấy Đó là lý do tôi biết đến cuốn sách này ngay từ cơ hội đầu tiên.

 

Đánh giá chung của tôi là cuốn sách không phải là một kiệt tác, không phải là cuốn sách sẽ đọng lại trong tâm trí lâu dài, nhưng nó là cuốn sách có thể thay đổi quan điểm của chúng ta về triết học và cuộc sống ở một mức độ nào đó, hoặc ít nhất, đặt câu hỏi cho quan điểm của chúng tôi! Và tất nhiên, nó sẽ cho chúng ta thấy rằng chúng ta có thể giao tiếp ngay cả với suy nghĩ của những người sống trước chúng ta hàng nghìn năm, cập nhật và áp dụng chúng tùy theo điều kiện của thời đại chúng ta.

 

Chúng ta hãy gác lại “cái cũ kỹ, lỗi thời”, nhất là vì tôi tin rằng những người đi trước của chúng ta tốt hơn và gắn bó với bản chất cuộc sống hơn chúng ta rất nhiều, họ sống “cuộc đời” hơn chúng ta rất nhiều và sâu sắc hơn. Thế thôi!

 

Trong chương đầu tiên của cuốn sách có phần tóm tắt ngắn gọn và hữu ích về suy nghĩ của các nhân vật Stoic nổi bật, mặc dù tác giả chỉ đưa ra một phần tóm tắt có chọn lọc về những suy nghĩ, tức là phần này vừa rất ngắn gọn vừa nhấn mạnh các phần của những suy nghĩ của các nhà Khắc kỷ mà tác giả muốn bàn luận trong các chương tiếp theo của cuốn sách. sử dụng chúng

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

// ... existing code ...