Chuyển đến phần nội dung
[Tóm Tắt + Review] “Đêm Trắng” : Giấc Mộng Tình Yêu Không Hồi Đáp Của Một Kẻ Mộng Mơ // [Tóm Tắt + Review] “Đêm Trắng” : Giấc Mộng Tình Yêu Không Hồi Đáp Của Một Kẻ Mộng Mơ // [Tóm Tắt + Review] “Đêm Trắng” : Giấc Mộng Tình Yêu Không Hồi Đáp Của Một Kẻ Mộng Mơ

[Tóm Tắt + Review] “Đêm Trắng” : Giấc Mộng Tình Yêu Không Hồi Đáp Của Một Kẻ Mộng Mơ

Nền trời trải rộng bao la màu xanh tím loang mực thấm đẫm khắp tứ phía. Dưới bầu trời đêm tăm tối ấy, biết bao con người đốt cháy tuổi trẻ, hòa mình trong làn gió vi vu của đêm hè rực rỡ của thanh xuân.

 

Nhưng tuyệt khác với cái màu xanh thâm thẫm của những con đường ban đêm phía trên, tuổi trẻ của những người con xứ Peterburg lại nhớ hoài màu trắng xanh pha tím thâm thẫm màu xám mây đen. Dọc những cung đường miên man nơi thành phố Peterburg rực rỡ mà chẳng kém phần u buồn, nơi những câu chuyện của nhiều mảnh đời chắp ghép lại với nhau. Đêm trắng ấy dù bừng sáng, nhưng đêm muộn vẫn dẫn lối ta tìm lại những bài ca, tiếng nói của tâm hồn mình. Có những câu chuyện vui, những kỉ niệm buồn, có những tình yêu si mê mà thầm lặng, có những giọt nước mắt của nỗi niềm khắc khoải. Thành phố lắm kẻ mơ mộng ấy có nhiều hơn những mối tình day dứt chưa từng được nhắc đến, chưa từng được đặt tên, để lại nơi đây những cuộc gặp mặt, những cuộc trò chuyện, những buổi dạo quanh cũng chỉ là một phút hoan lạc, dù ngán ngủi mà cũng thỏa cho một kiếp người.

1.       FYODOR DOTSOYEVSKY

Ngày 11 tháng Mười một năm 1881, nước Nga chào đón một sự ra đời vô cùng đặc biệt. Đó là ngày mà F. Dostoyevsky cất tiếng khóc đầu tiên trên thế gian này. Là con trai thứ hai trong một gia đình có đến 7 người con, F. Dostoyevsky là con của Mikhail Dostoyevsky, là một quý tộc đã sa sút hành nghề y chữa trị cho những người nghèo và bà Mariya Fyordorovna, con gái của một thương nhân. Tuổi thơ của Dostoyevsky chủ yếu diễn ra tại bệnh viện Maryinski, nơi tồi tàn nhất thành phố. Tiếp xúc và gắn bó lâu dài với những người cùng khổ đã tác động không nhỏ tới tư tưởng trong các tác phẩm của F. Dotsoyevsky sau này. Gia đình ông có một mói quan hệ khá hòa thuận, đặc biệt là với người cha. Năm 16 tuổi, mẹ ông mất vì bệnh lao phổi. Và hai năm sau, bố ông cũng qua đời.

Ông mắc chứng động kinh, với lần phát bệnh lần đầu tiên vào năm chín tuổi và từ đấy cho đến cuối đời, chứng động kinh thi thoảng vẫn xuất hiện. Chứng động kinh ấy cũng mang một số ảnh hưởng nhất định trong các tác phẩm mà ông sáng tác sau này.

Thời trẻ, ông được cha mình gửi vào học tại đại học kỹ thuật quân sự và sau này, ông cũng trở thành một kỹ sư quân sự có uy tín trong quân đội. Ông rất ghét môn Toán học nhưng lại tỏ ra  say mê với Văn học một cách khác thường. Thời gian này, F. Dostoyevsky chịu nhiều ảnh hưởng bởi Friedrich Schiller, dù sau này tư tưởng của ông thay đổi, có vài lần ông cũng mang hàm ý chế giễu nhà thơ người Đức này.

Vào năm 1844, ông bắt tay vào sáng tác tiểu thuyết. Đến năm 1845,  Những kẻ bần hàn ra đời và được giới phê bình hoan nghênh. Tuy nhiên một số tác phẩm sau này của ông như Con người kép, Tiểu thuyết chín chữ, Ông Porkharchin, Bà chủ… lại không được đánh giá cao.

Năm 1847, Dostoevsky tham gia vào nhóm Petrashevsky, nơi phát triển niềm đam mê triết học phương Tây của ông. Và dù không có quan điểm chính trị rõ rệt, phần lớn hội viên bất mãn với chế độ quân chủ Nga. Điều này khiến Hoàng đế Nikolai I, người đang vô cùng bất an trước cuộc Cách Mạng 1848 tại Châu Âu nhằm tiêu diệt chế độ Quân chủ chuyên chế, quyết định đàn áp các hội nhóm sinh viên. Năm 1849, F. Dostoyevsky bị bắt. Theo lệnh thi hành lúc đó, ông sẽ bị giải ra pháp trường xử tử, những trước khi thi hành án, một lệnh ân xá được ban xuống, cứu thoát ông trong gang tấc. Thay vào đó, ông bị két án lao động khổ sai 4 năm tại Siberia.

Sau khoảng thời gian ấy, ông tham gia Trung đoàn Siberia. Trong khoảng thời gian này ông gặp và quen biết người vợ đầu tiên của mình, Maria Isayeva. Những tháng năm trải cảnh tù đày và nhập ngũ đã thay đổi nhiều suy nghĩ và tư tưởng trong ông. F. Dostoyevsky quyết định từ bỏ trào lưu triết học Phương Tây hiện đại, quay trở lại với những giá trị nông nô Nga truyền thống. Trong khoảng thời gian sau, các tác phẩm của ông chủ yếu khắc họa cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp và bóc lột của người nông dân Nga. Đức tin vào Cơ Đốc giáo trong ông càng bùng nổ và lớn mạnh. Ông có cái nhìn khắc nghiệt hơn với các tư tưởng triết học đương thời và có sự nghi ngờ rõ rệt với cách mạng và cải cách xã hội và nông dân Nga.

 

Sau đó ông quay về Saint – Peterburg và bắt đầu những năm sáng tác chính thức. Tuy nhiên, những tác phẩm và việc xuất bản tạp chí, báo chí của ông đều không thành công, dù được người anh trai giúp đơ. Trong khoảng thời gian ấy, ông chìm vào trong cờ bạc và nợ nần liên miên.

Vì nhu cầu viết nhanh hơn, theo lời khuyên của một người bạn, ông quyết định tuyển một thư ký. Đó là Anna Grigorievna Snitkina, một cô gái rất trẻ, mới 20 tuổi. Năm 1867, Dostoevsky kết hôn với Anna và cùng nhau đi du lịch châu Âu. Ông quay trở lại Nga vào năm 1871, tiếp tục sự nghiệp sáng tác và liên lạc lại với nhóm bảo thủ. Năm 1880, ông hoàn thành cuốn Anh em nhà Karamazov. Đây là tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp văn chương của ông

Thời gian này, bệnh tình của ông chuyển biến xấu rõ rệt. Căn bệnh động kinh trở nặng cùng với căn bệnh lao phổi dần diễn tiếng thành ung thư phổi đã cướp đi sinh mạng của ông. Ông mất ngày 9 tháng Hai năm 1881 tại Saint – Peterburg.

Xuyên suốt cuộc đời của ông, có 3 mối tình nổi bật. Người vợ đầu Maria, người tình vụng trộm của ông và họ kết hôn không lâu sau khi người chồng đầu của Maria qua đời.Nhưng tình yêu giữa họ sớm lụi tàn. Năm 1864, bà qua đời năm 1866 vì căn bệnh lao phổi. Người thứ hai mà ông đem lòng yêu là Apollonia Suslova. Ông gặp cô năm 1863 trong một chuyến đi du hành tại Châu Âu. Người vợ thứ hai và cũng là mối tình cuối của ông, bà  Anna Grigorievna Snitkina, vốn là một thư kí của ông. Họ kết hôn khi bà mới 20 tuổi. Cả hai người có tất cả bốn người con. Bà là một người tần tảo, chịu thương chịu khó và là nàng thơ cho rất nhiều tác phẩm của F. Dostoyevsky.

2.       Đêm trắng

Đêm trắng được xuất bản trên tạp chí Otechestvennye zapiski số 12 vào tháng Mười năm 1848. Đây là một trong những tác phẩm đầu tay của F. Dostoyevsky, đưa tên tuổi và tài năng của ông được phổ biến rộng rãi hơn. Ngày nay đây là một trong những kiệt tác của nền Văn học Nga đương đại.

Tác phẩm lấy bối cảnh từ thành phố Saint – Peterburg, thành phố gắn liền với nhiều kỷ niệm đáng nhớ xuyên suốt cuộc đời của nhà văn. Thành phố của những giấc mơ quả là phù hợp cho một giấc mộng đẹp như Đêm Trắng, một màu trắng tinh khôi ngút ngàn, thơ ngây mà tuyệt phần dịu dàng, màu xanh thiên thanh nhàn nhạt lơ lửng giữa nền trời đêm miên man trong những cơn say. Đêm Trắng không làm ta mệt mỏi, không làm ta say ngủ mà dưới đêm trắng ấy, ta mơ giữa thực tại, say giữa cuộc đời. Và trong Đêm Trắng ấy, giữa khung cảnh Peterburg nên thơ ấy, ta lại càng thấy con người nổi bật. Họ cô đơn và loanh quanh, họ đều có khát khao yêu và được yêu, cảm nhận và hái lấy trái ngọt của yêu thương thắm thiết, nông nàn.

Đêm Trắng làm ta xao xuyến, không chỉ vì khung cảnh mà mỗi con người trong hồi ức của ta đều thật đẹp đẽ.

3.       Chàng trai, tôi, người kể chuyện cô đơn.

Tôi, không có tên, không gia đình, không sự nghiệp, không việc làm. Sống cô đơn trên một căn phòng cho thuê cũ với bà giúp việc già tên Mat’rena hiền lành. Thế giới Peterburg nơi chàng sống là một khu vườn của sự sống. Mọi thứ chàng đều hay, chàng đều quen hết thảy. Những ngôi nhà kia là bạn chàng, màu của chúng khiến chúng nổi bật hẳn lên, mang nhân tính riêng của chúng. Những người kia, hài hước thay chẳng biết chàng là ai nhưng chàng thấu hết thảy mà, chàng còn nhớ mặt từng kẻ trong số ấy. Xoi mói kĩ càng từng ngóc ngách của mọi con đường phố thị, mọi tia nắng chan hòa chàng đều quen thuộc, tất cả những nơi ấy chàng đều khắc ghi trong tâm trí. Có những góc nhỏ, nơi chẳng mấy ai để ý ấy, chàng cũng thấy tựa như một thế giới khác vậy, một thực tại siêu thực, một chốn riêng cho kẻ ấy. Tình yêu chàng gắn chật và đâm sâu vào mảnh đất này, thành phố yêu dấu của chàng.

Sự nhạy cảm khác thương cùng con mắt nghệ sĩ của chàng như phủ lên mọi vật sư sống, kể cả là những thứ khô khan nhất. Ngược với bức tương ẩm mốc, cũ kỹ nơi căn gác được thuê, mọi khung cảnh trên đường phố như thoát ly khỏi thế giới thực tại. Những cung bậc cảm xúc của “tôi” chuyển nhanh như chớp, từ buồn bã, hạnh phúc rồi lại quay lại với vòng lặp của sự cô đơn. Đó là cho đến khi, màn đêm nơi đây đã thổi vào trong tâm hồn chàng một bóng hình của một người con gái.

Đó là tình yêu vồ vập, bất ngờ mà dường như chẳng vội vã. Ta có thể phán xét sao, rằng anh ta đã cô đơn quá lâu để nhìn thấy một cô gái đẹp, để rồi nhanh chóng ngã vào tình yêu một cách chớp nhoáng, hay có thể anh ta cũng chỉ là một kẻ cô đơn thôi, đang khát khao được cảm nhận tình yêu.  Nhưng cho dù là gi đi nữa, ta làm sao có thể phủ nhận được sự chân thành và thật thà của chàng trai ấy trong tình yêu. Tình cảm chàng dành cho nàng thơ Naxtenca quả thật, như một nhà thơ bắt đầu yêu. Lời lẽ thì quả thật hoa mỹ, nhưng ý thì chẳng sáo rỗng tí nào, trái tim thì đập thình thịch mà khuôn mặt thì đâu giấu nổi sự xấu hổ tột cùng. “ Cô gái lạ mặt của tôi”, “ Cô gái của tôi” cất lên sao mà tha thiết, trìu mến, chẳng phải là lời xiểm nịnh mà là thật tâm. Sự phát triển trong mối quan hệ của hai người diễn tiến tuy ngắn ngủi chỉ ba đêm thôi mà tựa như cả ngàn năm tương tư. Chỉ sau từng ấy ngày họ đã thấu hết mọi điều của đối phương.

 

Chàng nhẫn nại kể và nghe hết thảy chuyện đời nàng. Và những giọt nước mắt ai oán kia của nàng cũng là chàng lau, những lời vỗ về an ủi cũng do chàng vỗ về. Dù biết rằng mình sẽ phải gửi bức thư ấy đến cho người nàng yêu, xây cầu cho tình địch sang, thì chao ôi, chàng vẫn xin vui lòng mà làm. Để đến cuối, chàng vẫn một lần tỏ bày hết nỗi niềm, tình cảm mà chàng vun giấu bấy lâu nay. Ngỡ tình cảm ấy rồi sẽ được đền đáp, nhưng hạnh phúc cũng chỉ thoáng qua và người đàn ông ấy cuối cùng vẫn quay về cái động cô đơn của mình.

Nhưng dù chỉ là một thoáng của hạnh phúc nhỏ nhoi, âu cũng là đủ để anh thấy rằng mình vẫn là kẻ còn sống vẫn còn là thứ đã từng biết đến ấm áp của cái tình lứa đôi.

4.       Nàng Naxtenca

Ta không thể biết rõ cái tên Naxtenca có phải là tên thật của nàng không hay chỉ là biệt danh mà thôi. Nhưng việc để cho một người mới quen mình gọi lên cái tên thân mật ấy, liệu nàng có quá ngây thơ.Suốt tuổi thơ nàng, người bà là người thân duy nhất gắn bó với nàng. Lo sợ cháu gái sẽ bị “cuỗm mất” bởi cuộc đời tàn ác vô cùng, người bà ấy đã tìm mọi cách để níu giữ nàng lại bên mình. Điều ây ắt cũng có lý lẽ riêng của nó, phần vì người bà của nàng cũng thực quá yêu và bảo bọc nàng nhưng một phần cũng là vì người bà ấy đã quá cô đơn để có thể thấu hiểu được rằng tự do mới là điều cần thiết cho Naxtenca. Vậy nên đến việc cực đoan như lấy ghim bấm gắn quần áo hai bà cháu lại với nhau khi thấy rằng đôi mắt mình không còn nhìn thấy cháu được nữa, âu cũng là điều có thể hiểu. Nhưng chính điều đấy đã giam cầm cuộc đời người con gái ấy. Đã bao lần nàng cảm thấy xấu hổ vì điều đấy nhưng rồi cũng đành ngậm ngùi mà chấp nhận thôi.

Cuộc đời nàng có lẽ cứ mãi như thế cho đến lúc người bà chết, những một chàng trai đã tới và phá vỡ tất thảy. Chàng trai trẻ trung mà nàng lâu rồi mới được nhìn thấy vì đã sống bên bà quá lâu như một làn gió mới thổi vào tâm hồn nàng. Từ những cuộc gặp tình cờ, những cuốn sách, những tấm vé nhạc kịch đều thay đổi cuộc sống của nàng, thắp lên trong trái tim nàng một ngọn lửa yêu cuồng nhiệt và say đắm. Ngày ấy, nàng từng mơ về một Hoàng đế Trung Hoa nhưng nhờ những cuốn sách, giờ nàng chỉ mơ về một mái nhà với chàng trai ấy. Nhưng chàng thì nghèo, lấy đâu ra tiền để họ làm đám cưới. Lấy nàng về chỉ sợ nàng thêm khổ mà thôi.

 

Rồi trước ngày chàng lên đường đi làm tại Moscow, hai người ước hẹn một năm sau chàng quay về nếu họ vẫn còn yêu nhau thì sẽ nên duyên. Trong suốt khoảng thời gian một năm ấy, sau này nàng có thú với “tôi”, rằng dù lo lắng và hoài nghi nhưng chưa có một giây phút nào nàng có ý đinh hay nghĩ tới người đàn ông khác. Nhưng tình thường bạc đãi kẻ thủy chung. Chàng trai ấy dù có quay lại, nhưng chẳng hề đến tìm nàng, đến một cái tin cũng chẳng gửi về chốn xưa. Ôi tội tình nàng, nàng đâu có tội tình gì ngoài việc quá yêu hắn. Nàng cứ mải hy vọng đợi chờ, nàng nghĩ bao nhiêu kế để xua đi kết quả tồi tệ nhất đang nhảy nhót trong đầu nàng.

Để trong lúc tột cùng tuyệt vọng, nàng đã định ngả lòng của “tôi”, để lại yêu và được yêu vì đã quá cô đơn. Nhưng rồi hạnh phúc ôi hạnh phúc. Nàng đã thấy được hình bóng của chàng trai ấy, người mà nàng đã chờ bấy lâu nay, đang ở đây, vốn cũng đã đợi nàng. Và dù tiếc thương cho mối tình của “tôi”, nhưng rồi nàng vẫn quay lại với tình yêu đích thực đời nàng.

5.       Phần kết

Dù đau khổ là vậy, nhưng ta vẫn yêu thôi, mơ thôi. Ta vẫn cho đi những tình yêu ấy dù mãi biết rằng, trái tim mình cũng chẳng bao giờ được yêu, và ta mới là kẻ thiệt thòi. Giờ đây tôi mới hiểu, sao người ta viết rằng Đừng quên đi em vì đối với người ấy, ta cũng chỉ là kẻ lướt qua cuộc đời họ, nếu không phải ta thì rồi sẽ là một người khác. Nhưng với ta, trái tim ta đã luôn có sẵn một chỗ chưa riêng cho họ, chỉ riêng cho họ mà thôi. Cảm giác được yêu họ và cảm nhận thoáng qua những cảm xúc vụn vặt khi ta thỏa mãn cũng là đủ để ta si mê một đời.

 

Tóm Tắt: Hải An - Bookademy

Bình luận Chia sẻ

Đánh giá bài viết

Bình luận

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^ 3^)

Bình luận

  • Kevin Do
    Kevin Do ...
    tác phẩm kinh điển của Nga
    Trả lời
// ... existing code ...