Một khoảng thời gian trước đây, giữa lớp người trẻ Việt Nam nổi lên rần rần một hiện tượng, đó là tìm hiểu xem kiếp trước của bản thân rốt cuộc là ai. Nhiều người cho rằng điều này thật vô nghĩa và chẳng có tác dụng thiết thực nào, và rằng những người trẻ đó chỉ đơn giản là rảnh rỗi sinh tò mò mà thôi. Liệu có thật sự là như vậy hay không? Vì theo Đức Phật, mỗi người chúng ta đều phải trải qua vô số kiếp sống, mỗi hành động của kiếp này đều ảnh hưởng đến kiếp sau, hay những việc xảy đến với mình, những mối quan hệ của mình đều có cái nhân từ nhiều đời nhiều kiếp mà thành, hay còn gọi là Luật Nhân Quả. Từ đó, tìm hiểu về tiền kiếp không còn là một hành động vô nghĩa nữa, mà để giúp ta tìm hiểu ra gốc rễ của vấn đề đang xảy đến với mình, giúp ta thấy thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau hơn. Đồng thời, giúp con người xây dựng cuộc sống đẹp đời, đẹp đạo hơn bao giờ hết. Có chăng vì thế nên một trong những cuốn sách được người trẻ ưa thích dạo gần đây chính là Muôn Kiếp Nhân Sinh của tác giả Nguyên Phong. Cùng tìm hiểu xem vì sao nhiều người thích thú quyển sách này đến thế nhé.
I- Giới thiệu tác giả
Tác giả Nguyên Phong đi Mỹ du học từ năm 1968, ông tốt nghiệp ngành cao học sinh vật học, điện toán, cũng là người từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong tập đoàn Boing tạo Mỹ đồng thời được mời giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Là một người tài hoa, xuất chúng, Nguyên Phong là bút danh của bộ sách văn hóa tâm linh dược dịch, viết phóng tác từ trải nghiệm tiềm thức và quá trình nghiên cứu khám phá các giá trị tinh thần phương Đông. Ngoài bộ sách Muôn Kiếp Nhân Sinh, bạn đọc có thể tham khảo những đầu sách hay không kém của tác giả như: “Hành trình về phương Đông”, “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Bên rặng sương tuyết”, “ Dấu chân trên cát”...
II- Tác phẩm
-
Giới thiệu chung
Dù đã có một số tác phẩm để đời, nhưng khi nhắc đến nhân quả, tiền kiếp, tâm thức, người ta liên nhớ ngay đến Muôn Kiếp Nhân Sinh, một tác phẩm đã tường thuật lại những tiền kiếp luân hồi của nhân vật chính, để minh chứng cho luật nhân quả bên cạnh đó còn đan xen những buổi nói chuyện giao lưu nhằm mở mang thêm kiến thức cho người đọc về luật nhân qua, như sự suy thịnh của một quốc gia do đâu mà thành, đặc biệt là buổi diễn thuyết của các giáo sư tại các trường Đại học Mỹ để phân tích kĩ càng về sự tồn vong của một nền văn minh. Là một cuốn sách chứa đầy những tri thức mang nhiều nét trừu tượng nhưng không hề khô khan hay giáo điều, chỉ là mỗi người đọc nó, nếu muốn thật sự hiểu và thẩm thấu lượng kiến thức khổng lồ của nó, có lẽ sẽ cần rất nhiều công sức và thời gian.
-
Tóm tắt nội dung
Chúng ta rốt cuộc là ai, sinh ra với nhiệm vụ gì và để làm gì? Bản chất của mỗi người sinh ra là một thực thể trong vũ trụ, mặc dù tồn tại và có mối liên hệ mật thiết với nhau những mỗi người lại là một bản thể riêng, có cách sống và góc nhìn riêng.
Đôi khi, chúng ta gặp phải những sự kiện mà không ai có thể lý giải được. Ví dụ như nhiều người thắc mắc tại sao mình lại thường xuyên phải chịu những khó khăn, vất vả hơn những người khác trong cuộc sống. Mỗi người lại có cách hiểu khác nhau trước những vấn đề mà nhiều nhà khoa học phải bó tay này. Có người gọi là sự trùng hợp, có người gọi là duyên số, có người lại cho rằng đó là luật nhân quả kiếp trước kiếp này. Cuốn sách Muôn Kiếp Nhân Sinh của tác giả Nguyên Phong đem đến một cách lý giải thấu đáo, đầy đủ và sâu sắc về những kiếp nạn mà con người mắc phải ở thời điểm hiện tại. Bằng những câu chuyện và dẫn chứng cụ thể đầy sức thuyết phục, tác giả đã thành công tái hiện một cách rõ ràng về luật nhân quả và quy luật vận hành của nó.
Tác giả đã viết về Luật Nhân Quả, một trong những luật quan trọng và thiết yếu nhất trong vũ trụ, tác động đến mỗi cá nhân trong không chỉ một, mà nhiều đời nhiều kiếp. Những người không biết về Luật Nhân Quả, họ hành động mọi thứ hoàn toàn theo bản năng, theo sở thích mà đôi khi gây tổn thương đến người khác, thậm chí phá nát những duyên lành, duyên thiện của mình. Chỉ đến khi nào con người ta hiểu hết về Luật Nhân Quả, họ mới đủ tỉnh thức để hành thiện, làm việc tốt, biết sám hối về những tội lỗi mà mình đã gây ra, hay chỉ đơn giản là gieo nhân lành, không làm tổn hại đến những cá nhân khác, những linh hồn khác trong vũ trụ.
Mở đầu cuốn sách là cuộc gặp gỡ tiền định giữa Thomas và ông Kris, Thomas và vợ mình sau khi chuyển đến nhà mới đã có cơ hội gặp và làm quen với ông Kris. Hai người này nói chuyện với nhau về tiền kiếp và về những kiếp sống trong quá khứ, ông Kris dẫn ông Thomas trở về kiếp sống của mình ở Atlantis, tại đây Thomas thấy mình trở thành một trong những người quan trọng, được sinh ra trong một gia đình quyền quý, đảng cấp, có quyền hành và được mọi người nể trọng. Tuy nhiên với bản tính ham học hỏi, ham tìm tòi, tiễn kiếp của Thomas luôn hướng đến việc tìm kim những thể lực siêu nhiên và bí ẩn. Điều này vi phạm vào một trong những điều cấm ở vương quốc Atlantis. Trong quá trình học hỏi và tìm hiểu, tiền kiếp của Thomas có ghé qua đền thờ thần thái dương, một trong những ngôi đền cổ xưa linh thiêng của đế chế Atlantis. Tiền kiếp của Thomas có cảm tinh với Kor - một thiếu nữ trong đền Thái Dương. Ham muốn Kor manh đến nỗi, tiền kiếp của Thomas muốn chiếm hữu nàng bằng mọi giá, và có thể đánh đổi bằng bất cứ thứ gì.
Tuy nhiên sau đó một trận chiến nổ ra tại các vương quốc của để chế Atlantis, tất cả mọi người đều chạy trốn. Khát vọng chiếm hữu Kor ngày một dâng cao, tiền kiếp của Thomas không thể kìm nén lại ham muốn của mình để cho cái ác lấn lướt, chiếm hữu. Tuy nhiên sau đó không hiểu vì lý do gì trong trái tim của anh ta bỗng vang lên tiếng nói sâu thẳm gợi sự xót thương trước người con gái mà anh ta muốn giành được bằng mọi giá. Đó chính là lòng xót thương - điều xa xỉ tại vương quốc Atlantis trong khi mọi người chỉ sống tư lợi về minh, không hề quan tâm đến những người khác.
Không chỉ vậy tuy Atlantis phát triển rất nhanh chóng về khoa học kĩ thuật, có rất nhiều những phát minh và sáng chế quan trọng và văn minh, nhưng họ không thể nào có được tình thương và sự cảm thông dành cho đồng loại. Dường như niềm thương xót ở nơi đây là một điều quá xa xỉ. Mọi người nơi đây đối xử với nhau khá lạnh lùng và hẹp hòi.
Khi cuộc chiến tranh nổ ra tại vương quốc Atlantis, cũng chính là lúc tiền kiếp của Thomas cảm nhận thực sự tỉnh yêu thương dành cho Kor chứ không phải là sự chiếm hữu là thú tính như ban đầu. Đây phải chăng là sự giác ngộ thức tỉnh của con người khi đối mặt với cái ác đang lộng hành một cách mất kiểm soát. Có lẽ lý giải vì sao vương quốc Atlantis nhanh chóng sụp đổ như vậy không phải vì không có sự phát triển mạnh mẽ dõi dào của khoa học kỹ thuật mà nơi đây thiếu nguồn gốc căn bản của tình người, của sự cảm thông giữa người với người.
Vì mâu thuẫn, hiểu lầm nhau mà tất cả con người ở nơi này nghi kỵ lẫn nhau, kết bè kết phái gây thù chuốc oán cho nên mới gây ra sự hiểu nhầm và từ đó dẫn đến chiến tranh tàn phá cả vương quốc Atlantis. Đó quả thực là điều đau lòng. Cũng từ đây chúng ta thấu hiểu được tình yêu thương giữa con người với con người quan trọng đến thế nào, và nhân quả báo ứng luôn xuất hiện để đēn trả lại những gì mà con người đã gây ra.
Tiền kiếp thứ hai của Thomas là trở thành vị vua Ai Cập, đây là một vị vua có tài, rất giỏi về chiến tranh và công việc nhưng tính tình lại cứng rằn kiên nghị và có một tuổi thơ đầy đau khổ, tủi nhục. Vị vua đó tên là Akhon, con của một thứ phi trong triều, vì làm mất long hoàng hậu, vì sự đố kỵ ghen ghét trong hậu cung mà mẹ của Akhon bị ép buộc phải chết.
Akhon bị dây ra khỏi đất nước đến một trong những vùng biên địa xa xôi hiểm trở bậc nhất của đã nước. Từ đây cuộc đời của Akhon vô cùng vất vả và tủi nhục, bởi chàng mất hết quyền lực, tiền bạc, thân phận, danh dự. Vi những điều đó mà nơi đây trở thành một trong những cái nôi tuyệt vời để tôi luyện chàng trai Akhon sau này sẽ trở thành một trong những vị vua Ai Cập vĩ đại, tài giỏi. Được sự giúp đỡ của các tu sĩ trong triều đình, được sự trợ giúp của những vi quan bí mật trong triều, cuối cùng Akhon cũng trở thành vua được mọi người yêu mến và ân sủng. Tuy nhiên quá khứ đau thương đã khiến cho vị vua này trở nên cứng rắn, cương nghị thậm chí có lúc tàn nhẫn.
Theo lời của các tu sĩ, ông vua cho xây dựng nhiều đền đài lăng tẩm, thực tể các đền đài, lăng tẩm này đã chiếm hết ngân khố và khiến cho đời sống của người dân vô Cùng cực khố và thiểu thốn. Dân chúng khắp mọi nơi oán thán không dứt. Vua vẫn không hay biết gì cho đến một ngày ông vi hành ra khỏi cung và gặp phải một gia đình nghèo nhất Ai cập với bộ dạng của người thực khách. Akhon đã nghe vị thầy thuốc giãi bày những nỗi khổ của dân chúng khi phải xây dựng lăng tắm cho các vị vua và tu sĩ. Biết bao cảm xúc dâng lên trong Akhon giận dữ có, tủi hỏ có, ban đầu vị vua muốn chém đầu người thầy thuốc nhưng sau khi trấn tinh, vua mới cho xem xét lại tinh hinh trong nước và thấy những gì vị thầy thuốc nói là chính xác.
Bởi vậy ông cho ban hành luật ngừng xây dựng các lăng tẩm đền đài thời vua chúa. Nhưng nếu làm như vậy là động chạm đến quyền lợi và địa vị của các tu sĩ, hơn nữa Còn khiến những người thợ trong cả nước mất việc. Vì nghĩ cho dân cho nước mà ông vua Akhon vấp phải những luồng dư luận phản đối khá gay gắt. Tuy nhiên chỉ với tấm lòng yêu nước thương dân thì không đủ, cuối cùng một mình Pharaon Akhon không thể chống lại được thể lực của gian thần và các thầy tu nên ông bị ám hại và bị giết chết. Tiền kiếp của Thomas chấm dứt.
Luật nhân quả ở đây là gì, đó là con người muốn học hỏi, muốn trở thành người tốt, người lương thiện thì phải trải qua rất nhiều tiền kiếp để học hỏi và hoàn thiện mình. Ông Thomas cho biết, qua các trải nghiệm ở nhiều kiếp sống, động lực quan trọng đã suốt cuộc đời ông chinh là tình yêu thương, nhở yêu thương ông đã vượt qua nhiều thử thách, để tiếp tục học hỏi thêm về nó. Chinh vì có lông yêu thương mà chúng ta thấy ở tiền kiếp nào của Thomas cũng xuất hiện tình yêu thương ở những nhân vật quan trọng. Họ luôn muốn bao bọc chở che cho những người mà minh yêu quý, mủi lòng. Nếu không có tình yêu thương con người sẽ sống với nhau tàn ác và ích kỷ. Khi đó chính con người sẽ hủy diệt nhau, tự diệt nhau cho tới chết. Nếu không có tình yêu thương thì dù có thông minh xuất chúng tới đâu, con người cũng sẽ chỉ mãi là cỗ máy vô hồn vô cảm khiến người khác cảm thấy bất an, khó chịu. Tình yêu thương khiến con người có sức mạnh vượt qua khỏi mọi cám dỗ của cuộc sống và trở nên mạnh mẽ hơn, giàu ý chí chiến đấu hơn trước mọi quy luật thay đổi của vạn vật. Luật nhân quả bắt đầu từ tình yêu thương đó chính là cội nguồn, là sức mạnh để thay đổi con người.
"Tương lai của mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia và cả hành tinh này sẽ ra sao trong giai đoạn sắp tới là tùy thuộc vào thái độ ứng xử, nhìn nhận và thức tỉnh của từng cá nhân, từng tổ chức, từng quốc gia đó tạo nên. Nếu muốn thay đổi, cần khởi đāu bảng việc nhận thức, chuyển đổi tâm thức, lan tỏa yêu thương và chia sė sự hiểu biết từ mỗi người chúng ta trước. Nhân quả đừng đợi thấy mới tin. Nhân quả là bảng chỉ đường, giúp con người tìm về thiện lương. "
“Nhân quả đừng đợi thấy mới tin. Nhân quả là bảng chỉ đường, giúp con người tìm về thiện lương.”
“Trong cùng một gia đình, cùng cha mẹ, được nuôi dưỡng trong cùng hoàn cảnh như nhau, được giáo dục như nhau nhưng tại sao anh chị em, mỗi người một tính nết, không ai giống ai. Có người thích âm nhạc, có người thích khoa học, có người thích thể thao. Có người mới nghe giảng bài đã hiểu ngay, trong khi người khác học mãi cũng không hiểu gì cả. Tại sao lại có sự khác biệt như thế? Nếu không vận dụng quan niệm về nhân quả thì người ta phải giải thích như thế nào đây? Phải chăng tính tình, nhân cách con người đều chịu ảnh hưởng của cái nhân, hay những chủng tử, đã được gieo trồng trong quá khứ? Một người thợ giỏi vì đã từng hành nghề đó trong quá khứ. Một học sinh thông minh vì đã học qua môn đó từ trước rồi. Điều này có thể giải thích tại sao có người giỏi toán trong khi người khác có tài về âm nhạc. (Trang 61)“
“ Mọi sự vật trong vũ trụ đều có tính tương đối, nghĩa là đều, vô thường, vô ngã và duyên sinh. Thời gian và không gian tuy có tên gọi khác nhau nhưng cùng chung một bản thể, hay “vạn vật đồng nhất thể”, một là tất cả, tất cả là một.”
“Con người sớm muộn gì cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả của những việc họ đã gây ra. Nếu không phải lúc này thì vào lúc khác, không ở kiếp này thì kiếp khác. Cuộc đời là hữu hạn nên không mấy ai có thể nhìn rõ những tác động của tạo hóa. Trong vũ trụ và trên trái đất này, không có gì xảy ra ngẫu nhiên, tất cả đều tuân theo những quy luật bất biến. Luật vũ trụ không phân biệt, bỏ sót hay thiên vị bất kỳ một ai.”
“Cá nhân thì có “biệt nghiệp” riêng của từng người, nhưng quốc gia thì có “cộng nghiệp” mà tất cả những người sống trong đó đều phải trả. Chu kỳ “thành, trụ, hoại, diệt” như anh đã biết là thứ mà mỗi người, mỗi quốc gia, đều không thể tránh khỏi. Ngay như trái đất cũng thế, nó cũng phải trải qua thời gian được hình thành, phát triển, rồi suy thoái và tàn lụi. Tuy nhiên, đời người thì ngắn, còn sự thay đổi của một quốc gia hay một nền văn minh thì kéo dài lâu hơn nên không mấy ai ý thức được điều này. (Trang 68)”
“Không có bất kỳ thần linh nào trong các pho tượng. Ai cập cổ đại là vương quốc đầu tiên đã dành ra nhiều thập kỷ để xây dựng rất nhiều lăng tẩm, tượng đài đồ sộ để ghi danh, ca ngợi công đức các triều đại Pharaoh, dù việc này đã làm tốn kém rất nhiều sức người sức của trong khi cuộc sống người dân còn nghèo khó. Sau cùng Ai Cập hưng thịnh đã hoàn toàn sụp đổ, nền văn hóa chính thống đã lụi tàn, mai một và bị đồng hóa. Thần linh chỉ hiện diện trong tâm trí của những người thành tâm.”
“Khi con người ta yêu thương chân thành, không đòi hỏi hay bám víu vào một điều gì, thì đó mới là tình thương yêu thật sự. Còn khi đã lệ thuộc vào điều kiện hay vì mục đích nào đó thì đấy chỉ là sự hấp dẫn nhất thời, nếu không được đáp lại, họ ắt sẽ đau khổ. Những người thực sự thương yêu nhau, thì dù có gặp cách trở hay nghịch cảnh, tình yêu đó vẫn không đổi thay. Tình thương yêu thực sự luôn lan tỏa năng lượng chữa lành diệu kỳ và không bao giờ gây ra khổ đau.”
“Mọi sự vật trên cõi đời này đều do nhân duyên phát khởi mà thành, tất cả đều có liên quan tương hỗ lẫn nhau, nhân sinh quả, quả lại tạo nhân, lớp lớp trùng trùng, có khi dung hòa có khi đối kháng, tương tác lẫn nhau mà sinh ra, không có một sự vật nào có thể tự tồn tại riêng rẽ cả.
Bất cứ một lực tác động nào cũng đều có phản lực tương ứng. Tuy nhiên, có khi phản lực xảy ra ngay, có khi nó tiềm ẩn và xảy ra vào lúc khác, có thể trong kiếp này, có thể trong kiếp sau. Cũng vậy, nếu tôi gây đau khổ cho người khác, thì tôi cũng nhận lại đau khổ mà người khác gây cho tôi.”
“ Trải qua nhiều kiếp sống, nếm trải nhiều đau khổ, con người mới nhận thức được rằng lúc nào họ cũng bất mãn, buồn phiền, đau khổ. Có nhiều thì lại lo mất đi, không có thì lại muốn được nhiều. Càng thu nhập nhiều bao nhiêu, sự lo lắng, buồn phiền nảy sinh nhiều bấy nhiêu cho đến lúc họ thấy mệt mỏi, chán chê, cay đắng và hiểu được rằng không bao giờ họ có thể thỏa mãn với của cải vật chất.”
“Trong các bài học thì tình thương yêu là bài học quan trọng nhất để tiến hóa và thanh lọc các yếu tố ô trược. Tình thương không phải chỉ dành riêng cho loài người mà bao trùm muôn loài trên thế gian. Tình thương xóa bỏ nỗi sợ hãi, vì nếu không có sự cảm thông và thương yêu, loài thú không thể chuyển kiếp thành người được.”
“Chúng ta phải sống có ý nghĩa, có mục đích. Bài học mà chúng ta cần phải học là hiểu rõ luật Nhân quả và chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình. Và một khi con người tự tâm có ý thức thay đổi làm việc tốt, phát tâm tích đức, tạo phúc có thể tác động giảm, tiêu trừ bớt nghiệp quả.”
“Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại những tiến bộ khoa học và các lợi ích về vật chất. Không phải tất cả đều hữu ích cho nhân loại trong lúc này và cho tương lai. Mặc dù không phủ nhận giá trị hay lợi ích của các sản phẩm khoa học công nghệ hiện nay nhưng tất cả chưa hoàn toàn phục vụ cho con người vì chúng được tạo ra bởi những người chưa có đủ sự hiểu biết về hậu quả của việc họ làm.”
“Tất cả những gì hướng ra bên ngoài đều không mang lại kết quả lâu dài được, bởi vì hiểu biết thật sự phải đến từ bên trong. Khi thế giới bên ngoài biến động lớn đến mức không còn điểm tựa nào nữa thì chính là đến lúc chúng ta buộc phải quay vào bên trong.”
“Nếu chúng ta có thể cùng nhau chuyển hóa những tư tưởng thù hận, tham lam, ích kỷ bằng những tư tưởng cao thượng, tốt lành, chuyển hóa các hành động ác, giết chóc bằng tình yêu thương rộng lớn thì tất cả mọi việc đều có thể thay đổi. Một khi mỗi cá nhân có thể sửa đổi nghiệp quả của mình bằng cách làm việc thiện lành thì một tổ chức hay một quốc gia cũng có thể làm như vậy để chuyển nghiệp và có sự thay đổi tốt đẹp hơn.”
“Không phải cứ mặc sức làm điều ác, hại người, lợi mình, rồi sau đó vì sợ trừng phạt của luật Nhân – Quả nên vội vàng bỏ tiền bỏ của ra làm những việc công đức nặng tính hình thức là có thể xóa đi nghiệp ác hay báo ứng được. Nếu không có sự xuất phát từ suy nghĩ, hành động thiện tâm thì không một ai trên đời có thể thay đổi được nghiệp quả.”
“Nếu con người sống hòa thuận với thiên nhiên, không còn giết chóc, bỏ thói tham lam, tiêu trừ sự ích kỷ, thói kiêu căng thì có thể tạo ra các năng lượng chuyển hóa lan tỏa mạnh mẽ. Các dịch bệnh tai ương hiện nay chính là những dấu hiệu cảnh cáo nhân loại rằng đã đến lúc phải thay đổi. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần nhận thức được đây là cộng nghiệp chung của nhân loại và chúng ta đều là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy bắt đầu bằng cách thay đổi chính mình.”
III- Nhận xét
Sinh ra trong gia đình có truyền thống Phật Giáo, cá nhân mình cảm thấy rất đồng tình với những triết lý, bài học đúc kết được trong tác phẩm này. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc xây dựng một cuộc sống tích cực, hướng thiện đến những Phật Tử, có niềm tin vào Luật Nhân Quả mà còn giúp hướng cả những người chưa biết nhiều về Luật vũ trụ này có thêm những suy nghĩ thấu đáo hơn về hành động và phong cách sống của bản thân họ. Cảm ơn tác giả Nguyên Phong vì đã đem đến cho chúng ta những tác phẩm chau chuốt, tỉ mỉ và đầy tính nhân văn đến vậy.
Tóm tắt bởi: Tú Minh - Bookademy
Hình ảnh: Tú Minh
Chưa có bình luận nào!