Nhìn qua, dàn cảnh có vẻ như không hề rắc rối. Bạn có thể chọn bất cứ thứ gì bạn muốn ghi lại, đặt các diễn viên trong khung hình để đảm bảo: 1, Khán giả có thể nhìn thấy được diễn viên, 2, Các diễn viên trông ổn. Boom! Vậy là xong.
Thực ra không phải như vậy.
Các nhà làm phim lão luyện đã biết quá rõ về cách một thứ nào đó trở nên không logic, như là việc dàn cảnh. Vậy nên, làm thế nào để bạn có thể giao tiếp với khán giả thông qua việc dàn cảnh? StudioBinder đã đưa ra ba yếu tố đóng vai trò chủ chốt như sau:
- Không gian: Khoảng không gian trong khung hình có thể nói lên rất nhiều, đặc biệt là khoảng không giữa hai nhân vật, bởi vì nó thể hiện cho khoảng cách về mặt cảm xúc. Vì vậy, càng nhiều khoảng không ở giữa, thì càng ít sự thân thiết, gần gũi và tin tưởng giữa các nhân vật. Đặt ít khoảng không sẽ làm các nhân vật thân mật hơn, hoặc đối nghịch hơn.
- Hình dạng: Vòng tròn, tam giác, hình vuông,… đều thể hiện những cảm xúc khác nhau. Các hình dạng thường truyền tải những thông điệp và cảm xúc nhất định đến khản giả. Ví dụ, vòng tròn thể hiện sự an toàn, mềm mại, hình vuông thể hiện sự giới hạn và cứng nhắc, hình tam giác thể hiện quyền lực và sự công kích.
- Các đường thẳng: Là một người kể chuyện bằng hình ảnh, công việc của bạn là hướng người xem đến chủ thể mà bạn muốn. Có một cách làm đó là dàn các diễn viên sao cho họ đứng thành một hàng, và để họ nhìn về phía vật thể mà bạn muốn khán giả chú ý tới. Hơn nữa, những đường thẳng này có thể truyền tải những thông tin quan trọng khác, bao gồm những tranh đấu về mặt quyền lực và các thông điệp ẩn dụ khác.