Nhìn chung, các nhà biên kịch cần suy nghĩ như các nhà dựng phim khi họ viết lời thoại.
Một video có tên Ten Lessons From the Top Film Editors – 10 bài học từ những nhà dựng phim hàng đầu, chúng ta học được 10 bí quyết dựng phim có thể áp dụng được vào việc viết kịch bản.
Hãy xem video thấy rằng bạn cần phải học những bí kíp này. Sau đó phần dưới đây sẽ giúp bạn học được các bí kíp về cách áp dụng bài học dựng phim phim vào kịch bản điện ảnh của mình.
1. Khi nào KHÔNG cắt
Những nhà biên kịch thường được dặn dò rằng không được nhắc đến camera trong phần mô tả cảnh quay. Điều này chính xác và phần lớn thời gian cần được kiểm soát.
Tuy nhiên, mọi quy tắc cứng nhắc đều có thể bị phá bỏ. Bạn có thể viết phần mô tả cảnh quay. Đoạn video sau đây sẽ cho thấy lại sức mạnh của việc giữ nguyên hình ảnh.
Cảnh treo cổ đầy đau đớn trong bộ phim 12 Years a Slave tập trung vào hình ảnh nhân vật chính treo mình trên cành cây, chới với và đấu tranh giành lấy sự sống cho mình.
Cảnh quay này không bị cắt và kéo dài trong tầm 90 giây, dài như cả một đời trong quá trình dựng phim. Dù vậy, hình ảnh có sức tác động đầy mạnh mẽ.
Bạn có thể làm điều này trong phần mô tả cảnh quay – giữ nguyên hình ảnh – bằng cách thêm một vài dòng mô tả đề nghị thoáng qua các chi tiết. Giờ bạn sẽ không muốn chi tiết hóa phần mô tả cảnh quay của mình. Nếu bạn hình thành tật đó, bạn sẽ có nhiều hơn 130 trang bản thảo. Nhưng nếu bạn muốn giữ nguyên ở một hình ảnh nào đó, bạn không muốn chuyển cảnh, hãy đưa ra yêu cầu chi tiết hơn về hình ảnh đó.
Trong trường hợp trên, bạn sẽ viết miêu tả lại cách mà những nô lệ trong khung cảnh nền tiếp tục công việc của mình, lờ đi hình ảnh một người trong số họ bị dồn đến cái chết một cách đáng sợ. Bạn nên ghi chú thêm về những tiếng động bắt nguồn từ cánh đồng. Bạn cần chi tiết hóa vẻ đẹp của bối cảnh kết hợp với người đàn ông đang bị treo.
Nếu bạn muốn hình ảnh nào đó không bị cắt nhằm tác động đến người xem thêm vài giây nữa, hãy viết thêm một vài dòng trong phần mô tả cảnh quay để nhắc nhớ mọi người.
2. Kiềm chế cái tôi của bản thân
Đoạn video đây nói về một thực tế rằng dựng phim không thể để cái tôi của bản thân ảnh hưởng đến công việc và điều gì là đúng đắn cho sự kết hợp chung – và câu chuyện – của dự án.
Kể cả khi bạn đang viết về các chi tiết, bạn cần đặt cái tôi của mình sang một bên, tránh viết về những điều to lớn, hào nhoáng mà tự bản thân bạn nghĩ rằng điều đó thật tuyệt vời, nó sẽ khơi dậy nguồn cảm hứng ở bất kỳ ai đọc được nó. Nếu những chi tiết đó không phục vụ cho mạch truyện, bạn sẽ đi ra xa khỏi dự án ban đầu.
3. Tin tưởng vào quá trình làm phim
Một bộ phim là kết quả của một sự kết hợp qua nhiều giai đoạn. Và nó chỉ được bắt đầu bởi người viết kịch bản.
Quá trình phát triển ý tưởng, viết kịch bản, đóng gói, bán kịch bản, tuyển chọn diễn viên, quay phim, dựng phim và quảng bá cho một bộ phim sẽ không có thay đổi trong thời gian tới. Chắc chắn sẽ có nhiều sự mẫu thuẫn trong đây, nhưng quá trình kết hợp với nhà sản xuất, giám đốc điều hành, đạo diễn và các tài năng sẽ luôn hiện hữu.
Đôi khi bạn sẽ có nhiều tự do hơn, đôi khi lại không. Đôi khi bạn cần phải sử dụng ghi chú cho các trang viết của mình. Đôi khi những ghi chú đấy là điểm mấu chốt để thành công.
Việc kết hợp các phần là cả một quá trình. Bạn cần phải có lòng tin vào nó. Điều này còn được áp dụng với khi làm việc với quản lý và các đại diện trên bản thảo trước khi nó được thực tế hóa.
Hãy tin tưởng vào quá trình làm phim.
4. Những ý tưởng tồi sẽ dẫn lối đến những ý tưởng tốt
Dựng phim là một sự kết hợp nỗ lực cực kỳ lớn. Dựng phim nghe theo sự chỉ đạo của đạo diễn. Khi họ chắc chắn có nguồn dữ liệu riêng của mình, đến cuối cùng, đạo diễn sẽ gọi một cuộc điện thoại. Cuộc điện thoại này nghe có vẻ ngu ngốc và khác thường vào lúc đó, nhưng các nhà dựng phim cần phải tin tưởng vào quá trình và làm việc.
Điều tương tự có thể được nói với nhà biên kịch. Một khi kịch bản đã được chia sẻ và những phản hồi hoặc ghi chú về kịch bản xuất hiện, bạn sẽ nhận được một số lời nói dối trắng trợn. Đặc biệt khi bạn viết trong studio. Bạn có thể nhận được một hoặc hai ghi chú từ quản lý hoặc người đại diện tỏ ý không vừa lòng với tầm nhìn của bạn.
Nhưng bạn cần phải kiểm soát những quan điểm ban đầu của mình và giữ lại những ghi chú phản trực quan đó, đặt nó vào trong bối cảnh và bằng cách nào đó sẽ khiến câu chuyện trở nên hay hơn. Làm cho những ghi chú đó hữu ích trong câu truyện của mình chính là công việc của bạn.
Những ý tưởng tồi sẽ dẫn lối đến những ý tưởng tốt.
5. Viết là chỉnh sửa
Đối với các nhà dựng phim, dựng phim là chỉnh sửa. Điều này có nghĩa tương tự trong bối cảnh đang viết đối với viết kịch bản. Trong đoạn video có một trích dẫn đề cập đến việc chúng ta sẽ ví von mỗi cảnh quay là một bữa ăn ngon. Khi bạn đặt chúng cùng với nhau, bạn không thể ăn hết tất cả, vì vậy bạn phải chọn lọc ra những món ngon nhất.
Bản thảo đầu tiên, không chỉnh sửa gì chưa phải là xong việc. Cần phải xa hơn nữa mới đến đích. Quá trình viết thực sự là trong giai đoạn chỉnh sửa bởi bạn đang hoàn thiện kịch bản phim bằng cách bỏ đi và thêm vào ý tưởng. Bạn đang xây dựng cốt truyện và đặc trưng của câu chuyện bằng những lựa chọn đó.
Vì vậy hãy chỉnh sửa. Và trong khi bạn làm điều đó, bạn đang viết.
6. Sắp xếp là chỉnh sửa
Kể từ khi chứng minh được rằng chỉnh sửa là viết, chúng ta cũng cần hiểu rằng cách bạn sắp xếp các cảnh quay và khoảnh khắc sẽ thể hiện kỹ năng sắp xếp của bản thân.
Bạn cần hiểu tư liệu. Bạn cần hiểu cốt truyện. Bạn cần hiểu các tuyến nhân vật. Khi bạn có cái nhìn sâu sắc hơn đối với những yếu tố đó, bạn sẽ có thể sắp xếp trình tự xuất hiện của các khoảnh khắc đúng lúc đúng chỗ. Điều này sẽ giúp ích cho việc chỉnh sửa của bạn.
7. Hãy cứ viết
Mọi người đều muốn tìm hiểu cách họ trở thành nhà biên kịch lớn của thế hệ mới. Bí quyết thành công là gì? Vâng, chỉ đơn giản là cứ viết. Đó là tất cả những gì bạn có thể làm
Nếu bạn muốn trở thành một nhà biên tập, bạn cần phải viết. Và để học cách viết, bạn hãy cứ viết. Nếu bạn cần bắt đầu với chỉ một cảnh quay và khám phá từ trong ra ngoài để hoàn thành nó, hãy cứ viết một cảnh. Nếu bạn cần bắt đầu với một kịch bản ngắn để có thể xem xét đến tận cùng mà không bị áp lực viết những kịch bản dài, hãy cứ viết.
Không còn gì nghi ngờ về việc những gì bạn viết đầu tiên sẽ không rõ ràng, nhưng não của bạn sẽ dần tìm ra quy luật của các cảnh quay. Kiến thức sẽ tăng dần lên mỗi khi bạn tự thử thách bản thân với những bước tiếp theo.
Mỗi kịch bản bạn viết sẽ là một bài học. Bạn sẽ thấy sản phẩm của bạn dần hoàn thiện và trưởng thành.
Hãy cứ viết. Những thứ còn lại sẽ tuân theo sự sắp đặt của định mệnh. Nhưng viết luôn là điều đầu tiên.
8. Lối kể chuyện là sức mạnh cơ bắp
Dựng phim là những người kể chuyện, giống như bất kỳ nhà biên kịch nào. Và bất kỳ người kể chuyện nào cũng hiểu rằng bạn sẽ hoàn thiện bản thân bằng cách luyện tập.
Cơ bắp thì không hoàn toàn phát triển, khỏe mạnh và chắc nịch lúc mới ban đầu. Bạn cần luyện tập để cơ bắp phát triển. Bạn phải rèn luyện bản thân.
Điều tương tự được nói với việc viết lách. Bạn sẽ dần tiến bộ theo thời gian viết nhiều hơn. Và khi bạn viết, bạn cần khám phá nhiều cách khác nhau nhằm phát triển kỹ năng kể chuyện của mình trở nên vững chắc hơn. Bạn muốn đẩy các giới hạn ra khỏi những gì bạn có thể làm được. Bạn muốn cố gắng hết mình để tác động nhiều hơn tới khan giả.
Đó là cách chúng ta rèn luyện cơ bắp. Và đó là cách bạn trở thành một nhà văn.
9. Nghiên cứu là một quá trình
Đoạn video đặt ra một câu hỏi thường thấy với những biên tập viên mới. “Tôi có nên xem video của Youtube để học những cách dựng phim khác nhau.”
Với người biên kịch, những suy nghĩ hoặc câu hỏi thường được đặt ra là “Tôi có nên xem video và đọc những quyển sách về kịch bản để học cách viết kịch bản phim.”
Với tư cách là một nhà biên kịch, kể cả khi bạn là một tay lành nghề, bạn vẫn luôn phải nghiên cứu theo quá trình. Bạn luôn cần nuôi dưỡng bộ não của mình bằng những cái nhìn, quan điểm khác nhau. Không có câu trả lời đúng hay sai trong quá trình tận dụng thông tin.
Câu trả lời đúng duy nhất là từ cách bạn sử dụng những gì đã học. Bạn lấy những gì bạn thích và bỏ phần còn lại đằng sau – vì nó sẽ được sử dụng cho bài viết của bạn.
Nhưng bạn cần phải tiếp thu những bài học đó. Bạn cần cân nhắc mọi thứ. Đó là cách bạn trưởng thành. Đó là cách mà quy trình riêng của bạn hình thành.
10. Tận dụng các phản ứng
Cảnh phản ứng (Reaction shot) thường được dùng trong quá trình dựng phim. Chúng thể hiện những cảm xúc khác nhau của các nhân vật khi họ phản ứng với những thông tin mình tiếp nhận.
Viết kịch bản là thể hiện ra, chứ không phải kể lại. Giờ đây, bạn chắc chắn có thể kể lại một cuộc đối thoại. Nhưng thể hiện cảm xúc được phản ứng với thông tin được chia sẻ mới là nơi bạn thực sự nắm bắt được đặc trưng trong các cảnh quay.
Quá nhiều nhà biên kịch tập trung vào việc thể hiện bằng ngôn ngữ và cách những thông tin đó được chia sẻ. Họ sẽ có phần mô tả cảnh quay để tập trung vào việc ai là người cung cấp thông tin, đối lập với người mà họ đang kể thông tin cho.
Hãy tập trung vào các phản ứng trong bài viết của bạn. Đó không phải là chỉ đạo máy quay và nói với người đọc rằng họ cần hình dung rõ nét hình ảnh nhân vật. Đó là sử dụng các phần mô tả cảnh quay để miêu tả cách những thông tin đó tác động đến họ một cách thật tinh tế và đầy cảm xúc. Họ có đang khóc? Họ có đang giận dữ? Họ có đang bối rối? Họ có tấn công người cung cấp thông tin không? Hay họ tiếp nhận chúng?
Cho thấy phản ứng chính là một cách tuyệt vời để thể hiện những đặc trưng và độ sâu sắc của cảnh quay.
10 bí quyết của dựng phim này sẽ giúp bạn với công việc viết kịch bản. Khi việc biên tập xử lý hình ảnh và bộ phim là một cầu nối trung gian hình ảnh, bài học giống vậy có thể được áp dụng với những người khơi gợi hình ảnh đó và chỉnh sửa chúng bằng tâm trí. Tất cả đều được kết nối với nhau.