ĐĂNG KÝ
×

Liên hệ với chúng tôi

[ToMo] Tại Sao Kỹ Năng Note-Taking Quan Trọng?

Note-taking là một kỹ năng quý giá mà có thể mang lại nhiều lợi ích đến cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, đây là một kỹ năng được nhiều người tự rèn luyện thay vì được hướng dẫn bài bản. Vậy lý do gì khiến note-taking trở nên quan trọng?

Trong khi có rất nhiều kỹ năng note-taking khác nhau, chẳng hạn như note-taking có trọng tâm - tập trung vào việc sắp xếp và xử lý thông tin một cách có hệ thống - nhưng bài viết này đề cập đến việc note-taking nói chung. Về bản chất, kỹ năng note-taking là ghi chép lại những thông tin quan trọng trong các cuộc họp hoặc bất kỳ tinh huống nào mà bạn đang tiếp thu kiến thức mới. Khi bạn ghi chép hiệu quả, nó sẽ giúp bạn nắm bắt tài liệu tốt hơn, ghi nhớ được nhiều hơn những gì đã học và tiết kiệm được cả thời gian học khi ôn tập sau này.

Mặc dù để thành thạo kỹ năng note-taking cần sự nỗ lực lớn, nhưng bạn không cần chờ đợi để phát triển kỹ năng này. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đi làm, những người có thể sớm nhận thấy lợi ích của việc hiểu rõ giá trị của note-taking. Những thói quen note-taking tốt có thể cải thiện trải nghiệm học tập của bạn, giúp bạn dễ dàng theo kịp các cuộc họp và hội thảo.   

Để có thể giúp bạn đi đúng lộ trình, hãy nhìn vào một số lý do chính vì sao kỹ năng note-taking rất quan trọng và cách nó có thể giúp cải thiện công việc của bạn.


Những Lý Do Chính Vì Sao Note-Taking Quan Trọng

Giúp Bạn Ghi Chép Những Thông Tin Quan Trọng: Khi bạn trong một cuộc họp, mọi người thường nói nhanh hơn tốc độ bạn có thể viết. Đó là lý do việc có chiến lược note-taking hợp lý rất hữu ích. Ghi chép giúp bạn tóm tắt những ý chính nhanh hơn để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng.

Cải Thiện Trí Nhớ Và Khả Năng Ghi Nhớ: Việc ghi chép không chỉ đơn thuần là viết lại thông tin chính, mà còn là cách tuyệt vời để ghi nhớ những gì bạn đã học. Các nghiên cứu cho thấy việc viết tay sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn. Khi bạn diễn đạt lại ý tưởng qua lời của mình trong lúc đang ghi chép, điều này sẽ giúp não bộ lưu giữ thông tin đó lâu hơn.

Cải Thiện Khả Năng Học Tập Và Nắm Bắt Thông Tin: Note-taking có thể giúp bạn học hiểu quả hơn bằng cách cải thiện một thứ gọi là “Hiệu Ứng Tạo Sinh” (The Generation Effect). Điều này có nghĩa khi bạn chủ động tạo hoặc viết thông tin, bạn sẽ có khả năng ghi nhớ nó tốt hơn. Bằng cách ghi chép qua lời của mình, bạn đang biến quá trình học tập trở nên chủ động hơn.

Khuyến Khích Tư Duy Sáng Tạo Và Khơi Gợi Ý Tưởng Mới: Khi bạn viết ra những ý tưởng hay nội dung, đặc biệt trên thẻ ghi chú hoặc giấy dán, bạn có thể sắp xếp lại chúng và nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Điều này có thể khởi nguồn cho những ý tưởng mới và giúp bạn tư duy sáng tạo hơn. Bạn có thể nhận ra các mô hình, sự liên kết hay những hướng tiếp cận mới bản thân chưa từng nghĩa đến.

Giúp Ôn Tập Dễ Dàng Hơn: Việc có một bộ ghi chú để xem lại sẽ giúp bạn ôn tập ở bất cứ lúc nào. Khi có một bản tóm tắt chính xác trước mặt, việc ôn tập và suy ngẫm về nội dung sẽ trở nên dễ dàng hơn. Điều này có thể giúp bạn xác định  những phần cần nghiên cứu thêm và củng cố những gì đã học.

Bằng cách phát triển những thói quen note-taking tốt, bạn không chỉ ghi chép thông tin hiệu quả hơn, mà còn cải thiện khả năng học tập và tư duy sáng tạo. 


Bốn Lợi Ích Chính Của Note-Taking

Để có thể hiểu rõ hơn lý do tại sao note-taking quan trọng, chúng ta cần phải nhận ra rằng kỹ năng này không chỉ hữu ích, mà còn là yếu tố cốt lõi để học tập hiệu quả. Dù bạn đang ở bất kỳ giai đoạn nào, từ bậc đại học, đào tạo nghề đến môi trường làm việc chuyên nghiệp, việc ghi chép có thể nâng cao đáng kể khả năng tiếp thu và ghi nhớ thông tin của bạn.

Khi bạn ghi chép trong các cuộc họp, bạn đang kích hoạt não bộ của mình để xử lý thông tin ở mức độ cao hơn, chẳng hạn như phân tích, đánh giá và ra quyết định. Những hoạt động này sẽ giúp cải thiện cách bạn lưu giữ và ghi nhớ thông tin, đồng thời dễ dàng áp dụng vào thực tế sau này.

Để có thể thấy được những lợi ích mà note-taking mang lại, bạn cần phải đi tìm phương pháp, kỹ thuật hay phong cách nào phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân. Khi bạn làm được điều đó, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy việc sắp xếp suy nghĩ, nắm bắt những ý tưởng phức tạp và liên kết thông tin mới với những thông tin mà bạn đã tiếp thu trở nên dễ dàng đến nhường nào. Lợi ích của note-taking không chỉ giới hạn trong một bối cảnh cụ thể mà có thể áp dụng rộng rãi, nên việc rèn luyện những thói quen note-taking tốt có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cách bạn học, ghi nhớ và sử dụng thông tin.

Vậy thì, hãy cùng khám phá bốn lợi ích chính cho thấy note-taking không chỉ quan trọng, mà còn là một công cụ thiết yếu giúp học tập hiệu quả hơn.

1. Hiểu Ý Chính Đằng Sau Từng Lời Nói

Việc cố gắng ghi lại từng từ trong một cuộc họp gần như là không thể và không thực sự hữu ích. Ghi chép không chỉ đơn thuần là sao chép lại lời nói, mà còn phải nắm rõ được ý chính đằng sau những lời nói đó. Điều cốt lõi là nắm bắt những thông tin và chi tiết quan trọn mà bạn cần ghi nhớ sau này.

Thực tế, hầu hết mọi người chỉ có thể viết khoảng 0,4 từ một giây, trong khi người nói có thể nói với tộc độ 2 đến 3 từ một giây. Điều này có nghĩa là bạn không thể theo kịp nếu cố gắng ghi lại từng lời.. Thay vì chật vật viết hết mọi thứ, bạn nên áp dụng một số kỹ thuật note-taking giúp tập trung vào ý chính một cách hiệu quả hơn.

Những kỹ thuật này sẽ giúp bạn chắt lọc các thông tin không cần thiết và tập trung vào trọng tâm của cuộc thảo luận. Bằng cách chú trọng vào những ý chính và loại bỏ các chi tiết dư thừa, bạn sẽ có bản ghi chép súc tích, rõ ràng để bạn dễ dàng xem lại sau này. Với cách này, bạn có thể nắm vững nội dung mà không bị choáng ngợp bởi quá nhiều thông tin. 

2. Giúp Bạn Ghi Nhớ Tốt Hơn

Chắc hẳn ai cũng từng có cảm giác khi một cuộc hội thoại kết thúc, nhưng lại không nhớ rõ đối phương đã nói những gì. Điều này không quá ngạc nhiên, bởi chúng ta luôn bị xao nhãng bởi những yếu tố xung quanh cũng như có hàng loạt suy nghĩ trong đầu. Nhưng đó chính là lúc note-taking phát huy tác dụng - kỹ năng này giúp bạn tập trung tốt hơn đến nội dung đang được truyền đạt.

Khi bạn ghi chép trong một cuộc họp, bạn không chỉ đơn thuần là viết lại lời nói, mà còn đồng thời xử lý thông tin. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn vì não bộ của bạn đang thưc hiện thêm một bước để tiếp thu nội dung một cách hiệu quả hơn.

Có bằng chứng cho thấy điều này là đúng. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu với những bồi thẩm viên giả định tham gia vào một phiên tòa mô phỏng, những ai ghi chú có khả năng ghi nhớ nhiều chi tiết hơn so với những người không ghi chú. Điều này cho thấy việc ghi chép thực sự tạp ra sự khác biệt lớn trong cách bạn ghi nhớ thông tin. Khi chủ động viết lại nội dung, bạn đang tạo cho bản thân cơ hội ghi nhớ những điểm quan trọng sau này.

3. Học Tập Hiệu Quả Hơn

Một lý do khác khiến việc note-taking trở nên vô cùng quý giá đó là nó giúp bạn học tốt hơn. Khi bạn ghi chép, bạn không chỉ đơn thuần chép lại thông tin mà còn chủ động tương tác với nội dung, giúp việc hiểu và ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn.

Quá trình này liên quan đến một hiện tượng gọi là “Hiệu ứng Tạo Sinh” (Generation Effect). Nguyên lý đằng sau hiện tượng này là nếu bạn tự hình thành thông tin thay vì đọc nó từ sách hay màn hình, bạn có khả năng ghi nhớ cao hơn. Điều này giống như khi não bộ làm thêm một bước xử lý, giúp thông tin được ghi nhớ sâu hơn. 

Để sử dụng Hiệu ứng Tạo Sinh khi đang ghi chép, hãy thử diễn đạt lại nội dung bằng chính lời của bạn. Điều này có nghĩa bạn nên tìm từ đồng nghĩa, sử dụng ký hiệu rút gọn hoặc viết giải thích theo cách dễ hiểu nhất với bạn. Khi cá nhân hóa thông tin theo cách này, bạn không chỉ giúp bản thân nắm bắt nội dung dễ dàng hơn, mà còn củng cố trí nhớ của bản thân. Nói cách khác, bạn đang điều chỉnh kiến thức cho phù hợp với phong cách học tập của mình, giúp ghi nhớ lâu hơn.

Hiệu ứng Tạo Sinh thực chất là một dạng mã hóa thông tin, bước đầu tiên mà não bộ thực hiện để ghi nhớ. Hãy tưởng tượng mã hóa giống như cách thông tin được đưa vào não theo một cách giúp nó bám sâu hơn. Sau khi được mã hóa, thông tin sẽ tiếp tục trải qua hai giai đoạn nữa—lưu trữ (giữ thông tin trong trí nhớ) và truy xuất (gọi lại thông tin khi cần).

Bằng cách áp dụng Hiệu ứng Tạo Sinh trong quá trình mã hóa, bạn có thể giúp não bộ ghi nhớ thông tin tốt hơn. Điều này có nghĩa là dành thời gian diễn đạt lại nội dung theo cách riêng của bạn hoặc đưa ra ví dụ theo cách dễ hiểu nhất với bạn. Khi bạn làm như vậy, bạn đang chủ động kích thích não bộ, giúp việc lưu trữ và ghi nhớ thông tin trở nên hiệu quả hơn về sau.  4. Ôn Tập Lại Những Gì Bạn Đã Học

Việc ôn tập lại những gì bạn đã học là cách tuyệt vời để củng cố trí nhớ và nâng cao sự hiểu biết của bạn. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất là xem lại các ghi chép bạn đã viết trong lớp học, cuộc họp hay bất kỳ phiên học tập nào. Khi bạn xem lại, thông tin sẽ được khắc sâu hơn trong trí nhớ, giúp bạn dễ dàng nhớ lại sau này. 

Nghiên cứu của Ozbay (2005) chỉ ra rằng việc ghi chép là một quá trình chủ động bao gồm nhiều bước tư duy. Đầu tiên là lắng nghe, sau đó là hiểu thông tin, tiếp theo là phân tích và chọn lọc những phần quan trọng nhất để ghi lại. Quá trình này không chỉ giúp bạn lưu giữ thông tin mà còn nâng cao khả năng xử lý nội dung ngay khi bạn đang tiếp nhận nó.

Việc ghi chép trong khi lắng nghe sẽ kích hoạt kỹ năng tư duy ở mức độ cao, bao gồm đánh giá thông tin, diễn giải ý nghĩa và xác định những điểm quan trọng. Điều này có nghĩa bạn không chỉ tiếp thu thông tin một cách thụ động, mà còn chủ động tư duy về nó, giúp quá trình học tập trở nên phong phú hơn.

Khi có một bộ ghi chú chất lượng để tham khảo, bạn sẽ dễ dàng suy ngẫm về những gì đã học. Ngoài ra, điều này còn giúp kết nối các ý tưởng mới với kiến thức trước đó. Việc ôn tập liên tục này không chỉ củng cố trí nhớ mà còn giúp bạn tự tin hơn vào những gì mình biết.

Chủ đề tương tự


Quảng cáo