×

Liên hệ với chúng tôi

Chiến Thuật Quản Lý Căng Thẳng Trong Môi Trường Làm Việc Hiện Đại

Làm việc trong môi trường năng động, cạnh tranh, đòi hỏi sự cải thiện và tự động hóa mỗi ngày có thể dễ dàng sản sinh cũng như gia tăng sự căng thẳng. Dưới nhiều nghiên cứu khác nhau chúng ta đã biết rằng căng thẳng sẽ mang đến nhiều tác động xấu đến cả công việc và cuộc sống. Để đồng hành cùng bạn, Skills Bridge muốn gợi ý một số chiến lược giúp bạn chuyển đổi căng thẳng của mình thành nhiên liệu để gia tăng năng suất và đạt được hạnh phúc của mình.

1. Trở thành “thám tử” căng thẳng
Xác định các yếu tố kích hoạt tình trạng căng thẳng

Chủ động xác định các yếu tố kích hoạt tình trạng căng thẳng của bạn. Đó có thể là khối lượng, yêu cầu hoặc thời hạn hoàn thành công việc. Thêm vào đó, hãy xem xét các yếu tố “bên ngoài chiếc hộp” như vị trí ngồi trong không gian mở; phong cách quản lý vi mô từ người quản lý, món ăn không ngon, vv.

Tips: tạo nhật ký nhật ký căng thẳng mỗi tuần và theo dõi bằng cách ghi lại những tình huống, con người và nhiệm vụ khiến bạn cảm thấy căng thẳng.

Xác định các yếu tố kích hoạt tình trạng căng thẳng

Chú ý các dấu hiệu cơ thể

Hãy chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể của bạn như bạn thường xuyên bị đau đầu, khó ngủ hoặc cáu kỉnh với đồng nghiệp. Xác định các tín hiệu căng thẳng cá nhân của bạn cho phép bạn có các giải pháp can thiệp sớm và ngăn chặn căng thẳng leo thang.

Lắng nghe cơ thể bạn

2. Xây dựng “bộ kit” giảm căng thẳng của riêng mình
Thực hành chánh niệm

Dành 5-10 phút mỗi ngày để thực hành chánh niệm như thiền hoặc hít thở sâu. Các ứng dụng như Calm hoặc Headspace có thể hướng dẫn bạn. Thực hành chánh niệm giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ căng thẳng và quay trở lại thời điểm hiện tại, nuôi dưỡng sự bình yên nội tâm.

Dành thời gian nuôi dưỡng bình yên nội tại

Duy trì vận động

Tập thể dục là một liều thuốc giải độc căng thẳng mạnh mẽ. Ngay cả việc dành 5 phút đi bộ nhanh trong giờ nghỉ trưa cũng giúp giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng và thoát khỏi căng thẳng. Hãy cân nhắc việc tham gia thử thách thể dục của công ty hoặc bắt đầu tạo nhóm thể thao với đồng nghiệp.

Vận động nhiểu hơn

Nuôi dưỡng cơ thể và tâm trí của bạn

Chế độ ăn và uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ căng thẳng của bạn. Ưu tiên thực phẩm nguyên chất, trái cây, rau quả, đặc biệt đảm bảo cung cấp đủ nước. Hạn chế chất caffeine và đồ ăn có đường, việc này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng của bạn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

3. Làm chủ ngày làm việc của bạn
Sắp xếp ưu tiên

Không phải tất cả các nhiệm vụ đều được tạo ra và có tầm quan trọng như nhau. Sử dụng các mô hình như Ma trận Eisenhower để phân loại các nhiệm vụ dựa trên mức độ khẩn cấp và tầm quan trọng. Hãy giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất trước tiên và ủy quyền hoặc loại bỏ những nhiệm vụ ít khẩn cấp hơn.

Ma trận Eisenhower

Quản lý thời gian

Tận dụng các công cụ quản lý thời gian như Google calendar, todo list, ứng dụng làm việc để tránh cảm giác choáng ngợp cũng như căng thẳng vì cảm giác không thể hoàn thành hết tất cả các công việc. Một trong những kỹ thuật có thể sử dụng là Kỹ thuật Pomodoro (làm việc tập trung trong khoảng thời gian 25 phút sau đó nghỉ 5 phút) để duy trì năng suất và tránh kiệt sức.

Tận dụng các công cụ quản lý thời gian

Đặt ranh giới rõ ràng

Đừng để công việc ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn. Thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc, cuộc sống cá nhân và chắc chắn tuân thủ các giới hạn đó. Đặt giờ làm việc cụ thể và tránh kiểm tra email công việc ngoài thời gian đó. Ngắt kết nối để thực sự nạp lại năng lượng vào các khoảng thời gian dành cho bản thân.

Đặt ra giới hạn cho công việc và đời sống cá nhân

4. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ của bạn
Tâm sự với một đồng minh đáng tin cậy

Nói về sự căng thẳng của bạn có thể là một biện pháp cực kỳ hữu ích. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, bạn bè, thành viên gia đình hoặc bác sĩ tâm lý đáng tin cậy. Thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm của bạn về cách quản lý căng thẳng cũng là cách để giúp bạn giải phóng cảm xúc.

Chia sẻ với đồng nghiệp đáng tin cậy

Tận dụng nguồn lực của công ty

Nhiều tổ chức cung cấp Chương trình hỗ trợ nhân viên (EAP) với chuyên gia tư vấn bí mật giúp nhân viên quản lý căng thẳng. Đừng ngần ngại để sử dụng những nguồn tài nguyên có giá trị này nhé.

Tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia

Kết nối với đồng nghiệp

Nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc hỗ trợ và thấu hiểu. Tìm điểm chung, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau cũng là cách để bạn vượt qua những căng thẳng trong công việc của mình.

Xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp

Quản lý căng thẳng là một hành trình liên tục. Hãy thử nghiệm nhiều chiến lược khác nhau để tìm ra chiến lược phù hợp nhất với bạn. Hy vọng những chiến thuật này sẽ giúp bạn biến nơi làm việc từ nguồn gây căng thẳng thành bàn đạp để đạt được thành công và niềm vui cá nhân.

s